ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 04:48:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Báo Cà Mau (CMO) Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) thời gian qua được Phó chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 Lê Văn Sử đánh giá đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.

Trong năm 2018, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 241 vụ vi phạm rừng. Trong đó, các vi phạm chủ yếu liên quan đến quy định chung về bảo vệ rừng, về PCCCR, phá rừng trái pháp luật, khai thác rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái pháp luật…

Bên cạnh công tác quản lý, việc trồng và chăm sóc rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được tăng cường.

Cụ thể, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ rõ hạn chế như công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng có lúc, có nơi đạt kết quả chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tuy giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn ở mức cao. Chưa có biện pháp căn cơ để giải quyết triệt để tình trạng dân di cư chủ yếu sống dựa vào rừng tiếp tục sống trong và ven rừng phòng hộ ven biển. Một số địa phương, nhất là ở cấp xã chưa thực sự làm tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp theo quyết định. Đặc biệt, tình trạng người dân nuôi tôm công nghiệp trái phép trên đất rừng ngập mặn, đưa nước mặn vào nuôi tôm khu vực rừng tràm, trồng rừng chưa đảm bảo tỷ lệ rừng theo quy định và lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra.

Tình trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại Phân trại K3 của Trại giam Cái Tàu là một minh chứng. Khu đất do Trại giam Cái Tàu quản lý, sử dụng được UBND tỉnh giao và cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD), với diện tích khoảng 1.429 ha, thời hạn sử dụng lâu dài, để sử dụng vào mục đích đất an ninh. Cụ thể, GCNQSD đất số A 706339, ngày 8/4/2009, với diện tích 9.578.020 m2 thuộc thửa đất số 01, tờ bản đồ số 09, tại Ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh và GCNQSD số A 706340 ngày 8/10/2009, với diện tích 4.712.564 m2 thuộc thửa đất số 01, tờ bản đồ số 08 cũng trên địa bàn Ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh.

Tuy nhiên, trên toàn bộ phần diện tích này, Trại giam Cái Tàu trực tiếp quản lý, sử dụng 111,86 ha để xây dựng trụ sở Phân trại K3 và trồng rừng (keo lai); UBND tỉnh thu hồi 77,2 ha giao cho xã Khánh An lập thủ tục giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Còn lại 1.240 ha, Trại giam Cái Tàu ký hợp đồng liên doanh, liên kết với 6 đối tác (2 tổ chức và 4 cá nhân) để trồng cây keo lai. Thời hạn hợp đồng 25 năm (đến năm 2038), đối tác phải trả cho Trại giam Cái Tàu 5 triệu đồng/ha/năm, thanh toán dứt điểm hàng năm.

Khu đất tại Phân trại K3 do Trại giam Cái Tàu sử dụng được UBND tỉnh giao không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục (đất an ninh) do Bộ Công an quản lý theo quy định tại Khoản 10, Điều 61, Luật Đất đai năm 2013. Việc Trại giam Cái Tàu không trực tiếp sử dụng, ký hợp đồng liên doanh, liên kết (1.240 ha) với các tổ chức, cá nhân nêu trên là không phù hợp theo Luật Đất đai về quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

Hay như đất lâm nghiệp tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu sản xuất chế biến gỗ Cà Mau (Công ty) đã được UBND tỉnh cho thuê, với diện tích khoảng 554,27 ha, thời hạn sử dụng đến ngày 6/9/2062 (miễn tiền thuê đất) tại Ẩp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, để trồng rừng nguyên liệu (theo quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 28/10/2013). Tuy nhiên, đầu năm 2018, Công ty trồng cây chuối Nam Mỹ, với diện tích 50 ha. Vào khoảng tháng 9/2018, Công ty trồng 100 cây dừa xiêm, 200 cây sầu riêng và 100 cây cọ cảnh, với diện tích 3 ha. Mặc dù đến thời điểm ngày 24/10/2018, Công ty đã trồng xen kẽ cây keo lai vào phần diện tích này vẫn chưa phù hợp theo mục đích sử dụng đất tại quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh.

Đó là những trường hợp cho thấy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Để công tác này được thực hiện tốt hơn, đúng quy định của pháp luật, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh cũng như đổi mới nội dung, phương pháp trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Việc xử lý các trường hợp lấn chiếm, xây cất nhà, công trình trái phép trên đất rừng phòng hộ, quản lý diện tích đất lâm nghiệp đã bàn giao chủ rừng, nhưng về thực chất đơn vị sử dụng trước đó vẫn chưa thanh lý được hợp đồng với hộ dân; Việc thực hiện Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; Công tác trồng rừng, nhất là trồng rừng mới và trồng rừng thay thế..., “Sở NN&PTNT, UBND các huyện có rừng và các chủ rừng có liên quan xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 và tập trung triển khai thực hiện ngay từ đầu năm”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo./.

Nguyễn Phú

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.