ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 13-11-24 08:56:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường truyền thông nhân rộng mô hình giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Từ năm 2016-2018, Cà Mau có 2.728 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Theo đó, các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kiến thức, phương pháp phát triển sản xuất hiệu quả và sinh kế để tăng thu nhập, góp phần giảm hộ nghèo 1,92%/năm.

Quyết tâm từ ý thức

Hoàn cảnh gia đình bà Phạm Thị Giàu (Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) khó khăn, không đất sản xuất, vợ chồng chăn nuôi heo, đóng bàn, tủ, ghế thuê… để có tiền lo cho 2 con đang học đại học. Vừa rồi gia đình bà được hỗ trợ 3 con heo giống từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Bà Giàu nói, 3 con heo nay cỡ 70-90 kg/con. Nuôi cỡ 100 kg/con sẽ bán 2 con lấy tiền mua thức ăn, để lại một con sinh sản và tiếp tục tái đàn. “Ở nông thôn, nếu không đất sản xuất mà không chăn nuôi thì cuộc sống khó khăn càng khó khăn hơn. Còn con giống tôi sẽ tiếp tục tái đàn để heo sinh sản, nuôi heo thịt. Nếu giá heo hơi ổn định như hiện nay thì gia đình mới mong giảm bớt khó khăn và tiếp tục lo cho 2 con học đến khi ra trường”, bà Giàu chia sẻ.

Ngoài được hỗ trợ con giống, gia đình ông Lê Văn Trắng còn được hỗ trợ 20 bao thức ăn và thuốc thú y.

Gần đó, gia đình ông Phan Minh Đông cũng được hỗ trợ 3 con heo giống và sau 3 tháng đã đạt trọng lượng từ 80-90 kg/con. Ông Đông cũng dự tính sau khi đạt trọng lượng 100 kg/con sẽ xuất bán và mua thức ăn để heo sinh sản, tiếp tục tái đàn. Ông Đông chia sẻ, mấy năm nay gia đình thuộc diện hộ nghèo của ấp, ngoài làm thuê thì chăn nuôi heo, gà. Do nuôi ít, nhỏ lẻ nên khi xuất bán thu nhập không là bao nên dự tính sửa lại căn nhà mấy năm qua vẫn chưa làm được. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục nuôi heo sinh sản, nuôi heo thịt với số lượng lớn, mong giá heo tiếp tục ổn định, không rớt giá để cuộc sống gia đình thoát nghèo, sửa lại nhà và lo cho 2 con tiếp tục đi học.

Đây là 2 trong 20 hộ được hỗ trợ từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi heo sinh sản với số vốn hỗ trợ 272 triệu đồng. Theo bà Nguyễn Phương Lam, phụ trách khuyến nông xã Nguyễn Phích, sau khi đưa ra nhiều phương án, xã chọn mô hình nuôi heo sinh sản để thực hiện. Bởi lẽ, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đều thiếu hoặc không đất sản xuất. Do đó, việc chọn mô hình nuôi heo khá phù hợp, từ sự hỗ trợ này sẽ giúp hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

Tăng cường công tác truyền thông

Ngoài 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngày 24/10/2018, gia đình ông Lê Văn Trắng (ấp Công Nghiệp C, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) nhận 3 con heo giống và thức ăn theo dự án nuôi heo thịt của xã hỗ trợ hộ nghèo. Sau gần 2 tháng nuôi, heo của gia đình ông đã đạt trọng lượng từ 40-50 kg/con. Ông Trắng cho biết, đã nhận 13 bao thức ăn và sẽ nhận thêm 7 bao thức ăn đến khi xuất bán. Tuy nhiên, khi được hỏi sau khi xuất bán gia đình có tái đàn không thì vợ chồng ông Lê Văn Trắng vẫn còn do dự.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, phụ trách mảng nông nghiệp xã Khánh Hưng, mô hình nuôi heo thịt được triển khai cho 24 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với mức hỗ trợ trên 11 triệu đồng/hộ. Trước khi triển khai mô hình các hộ dân đều cam kết tái đàn và cam kết nộp lại 2.833.000 đồng theo Quyết định 1603 ngày 2/10/2018 của UBND tỉnh (đối với những hộ nuôi đạt hiệu quả).

Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thu Tư cho biết, do nguồn lực về tài chính còn hạn chế nên các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chỉ hỗ trợ một phần cho hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Do đó, địa phương cần chủ động nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, từ đó có thể huy động sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân trong công tác giảm nghèo.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên. Tuyên truyền để người nghèo ý thức được trách nhiệm tự vươn lên của chính mình, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, mỗi hộ được hỗ trợ vốn từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cần trân trọng và phấn đấu vươn lên để ổn định cuộc sống, từ đó chung tay cùng địa phương tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế./.

Thanh Phương

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.