ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:50:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức”, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), từ đó tạo được niềm tin từ người dân. Ðiều này được thể hiện qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết TTHC đạt trên 99%.

Quán triệt sâu sắc mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, được ban hành tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ: “Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân...”, Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Việc công khai TTHC giúp người dân dễ dàng tìm hiểu và chủ động thực hiện.

Tạo thuận lợi nhất cho người dân

Ðể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Cà Mau đã tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, bảo đảm đúng người, đúng việc; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hoá các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu... Ðặc biệt là lực lượng làm việc tại bộ phận một cửa các cấp, vì đây là những người trực tiếp gặp gỡ, làm việc và giải quyết công việc cho người dân. Theo đó, đội ngũ công chức được tuyển chọn, bố trí làm việc tại bộ phận một cửa phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt; am hiểu về TTHC. Mặt khác, đội ngũ này được ưu tiên giữ ổn định, trường hợp phải thay đổi thì cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để đủ sức đảm đương công việc được giao.

Công chức được bố trí trực tại bộ phận một cửa các cấp có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt, am hiểu về TTHC

Hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch rà soát, đơn giản hoá TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh. Kết quả, qua rà soát, tỉnh đã thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết của trên 1.500 thủ tục, chiếm 76,4% tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh (tỷ lệ thời gian cắt giảm từ 20-80%). Ðồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số TTHC thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, giao thông vận tải...

Song song đó, tỉnh thí điểm liên thông những TTHC có cùng thành phần hồ sơ, hoặc kết quả giải quyết của thủ tục này là hồ sơ đầu vào của thủ tục khác. Cụ thể, tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm liên thông một số TTHC lĩnh vực đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, môi trường, đất đai, xây dựng, thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở: Kế hoạch và Ðầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, người dân chỉ nộp hồ sơ một lần tại bộ phận một cửa sẽ nhận được nhiều kết quả, cắt giảm đáng kể thời gian và số lần đi lại cho người dân, doanh nghiệp.

Với 83 TTHC được giải quyết theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, người dân, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nộp TTHC tại bộ phận một cửa của huyện, thành phố hoặc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh. Kết quả, trong năm 2022, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đã tiếp nhận 3.479 hồ sơ.

Từ kết quả trên, ngày 15/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định triển khai thực hiện thí điểm mô hình giải quyết TTHC phi địa giới theo hướng ngược lại. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chọn 7 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ngành tỉnh giao cho UBND cấp huyện tiếp nhận. Theo đó, người dân có thể lựa chọn nộp TTHC ở bất kỳ bộ phận một cửa của huyện, thành phố nào hoặc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ

Ðể tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giải quyết TTHC, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Cụ thể, triển khai áp dụng hệ thống quét mã QR Code trên căn cước công dân (CCCD) và nhận diện khuôn mặt tại bộ phận một cửa. Với hệ thống này, người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch tại bộ phận một cửa không cần phải khai báo thông tin, chỉ cần dùng thẻ CCCD quét mã QR Code ở lần giao dịch thứ nhất, sau đó sẽ được hệ thống kết nối thông tin từ dữ liệu CCCD và quét nhận diện khuôn mặt để lưu thông tin. Dữ liệu và thông tin người giao dịch sẽ được lưu trữ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, được kết nối, tích hợp và chia sẻ phục vụ cho hoạt động giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp. Khi người dân đến giao dịch các lần tiếp theo tại bất kỳ bộ phận một cửa nào trên địa bàn tỉnh, thiết bị tại bộ phận một cửa sẽ tự động nhận dạng mà không cần phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân hoặc khai báo thông tin.

Ðặc biệt, với chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến” mà Chủ tịch UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị về việc nộp hồ sơ trực tuyến và số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, thanh toán trực tuyến. Ðể bảo đảm các điều kiện cho việc triển khai thực hiện, tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc nâng cấp đường truyền mạng cho bộ phận một cửa các cấp; phối hợp các nhà mạng cử nhân viên đến trực tiếp tại bộ phận một cửa các cấp để chuẩn hoá thông tin thuê bao chính chủ, cấp chữ ký số miễn phí cho người dân; chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ việc tạo tài khoản, thanh toán trực tuyến; chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, xếp hạng kết quả quả thực hiện hàng tuần của từng cơ quan, đơn vị và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh...

Với những nỗ lực của chính quyền địa phương, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân thời gian qua, tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định: "Ðể nâng cao chất lượng phục vụ người dân, cán bộ, công chức phải thật sự gần gũi, quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của người dân và có giải pháp xử lý, tháo gỡ đến nơi đến chốn. Ðồng thời, để làm được việc này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu sẽ tạo sự lan toả, hiệu ứng tích cực cho cả hệ thống chính trị để cùng hoàn thành mục tiêu đã đề ra"./.

 

Phúc Duy

 

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.