ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:21:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng sức đề kháng trước thiên tai

Báo Cà Mau Thời gian qua, việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Ðiều này đồng nghĩa với “sức đề kháng” của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng nâng cao.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn tỉnh còn 1,6%, tương đương khoảng 4.900 hộ. Mục tiêu tỉnh đề ra trong năm 2024 này là giảm xuống 1,2%, còn 3.675 hộ nghèo. Hộ nghèo, cận nghèo, người già, trẻ em là những đối tượng rất dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, thời tiết và nhiều yếu tố xã hội khác. Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai hướng tới nhóm đối tượng này và 3 chương trình MTQG là một trong những điểm sáng, có tác động lớn đến xã hội cũng như cải thiện môi trường nông thôn.

Tổng kế hoạch vốn (bao gồm kế hoạch vốn năm 2023 chuyển sang) hơn 937 tỷ đồng dành cho 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 sẽ là nguồn lực vô cùng quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đã tạo chuyển biến về cơ sở hạ tầng,góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho người dân nông thôn. (Ảnh chụp ngày 20/12/2023).

Với tầm quan trọng ấy, công tác triển khai thực hiện 3 chương trình này trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện các chương trình hiện vẫn còn chậm so với kế hoạch. Cụ thể, tính đến hết tháng 6, tiến độ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM chỉ đạt khoảng 19% kế hoạch; Chương trình giảm nghèo bền vững chỉ khoảng 4,1%; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng khoảng 12,3%.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch, chương trình đi kiểm tra, phát động thi đua..., công tác tuyên truyền, vận động cũng được tổ chức thực hiện rất nhiều, qua rất nhiều kênh. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện chương trình vẫn còn chậm, nhất là trong việc phân bổ nguồn kinh phí trong chương trình. Mặc dù trong tháng 2 tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí này nhưng một số địa phương phải đến tháng 4, tháng 5 mới phân bổ về đến danh mục công trình.

“Qua báo cáo của các xã thì gần như không còn khó khăn, vướng mắc gì lớn liên quan đến Chương trình MTQG xây dựng NTM, chỉ còn cách tổ chức thực hiện trong thời gian tới. Kết quả đến nay, bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, chỉ tăng 0,7 tiêu chí so với đầu năm, như thế là còn chậm. Theo kế hoạch năm 2024 có 4 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến sẽ đạt; còn đối với NTM nâng cao, mục tiêu là 10 xã, nhưng đến nay chỉ có xã Tân Thành (TP Cà Mau) có hồ sơ thẩm định, riêng mục tiêu huyện NTM Thới Bình năm nay cho thấy vẫn còn khó khăn”, ông Vũ cho biết thêm.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh tiến độ rất chậm. Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), chia sẻ, tiến độ triển khai còn rất chậm do đang gặp nhiều khó khăn. Ðầu tiên là về thể chế, số lượng các văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình rất nhiều, tạo ra sự “bội thực” văn bản cho anh em cơ sở. Ngoài ra, còn khó khăn đến từ những đối tượng thụ hưởng, nhận thức văn bản của đội ngũ cán bộ cơ sở do đa phần là kiêm nhiệm... Ðến nay đã bước vào giai đoạn tiến hành phê duyệt dự án và triển khai thực hiện, theo cam kết của các địa phương là trong quý III này sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Ngư dân là đối tượng dễ bị tổn thương trước thiên tai. Các chương trình MTQG đã và đang được tập trung triển khai ở nhiều xã ven biển. (Ảnh chụp tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, ngày 26/1/2024).

“Với vai trò là cơ quan tham mưu, Sở LÐ-TB&XH đã yêu cầu các huyện, TP Cà Mau tiến hành rà soát, tập hợp lại toàn bộ các mô hình, dự án của chương trình hiện nay đang ở giai đoạn nào để tiến hành phân loại, theo dõi cụ thể. Sở LÐ-TB&XH đã thành lập tổ công tác chuyên để xử lý những vấn đề nóng, những vấn đề mà địa phương còn khó khăn, vướng mắc”, ông Thanh cho biết thêm.

Trước những khó khăn trong triển khai 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã chỉ đạo, cấp cơ sở quyết liệt bám sát các nội dung kế hoạch còn lại từ nay đến cuối năm, đặc biệt là các dự án đầu tư. Ban chỉ đạo 3 chương trình cấp huyện cần vào cuộc quyết liệt hơn, tăng cường đi cơ sở, bám sát cơ sở để chỉ đạo sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của cấp uỷ, của người đứng đầu trong triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG.

Những ngày gần đây, lốc xoáy làm sập hoàn toàn 7 căn nhà, tốc mái 14 căn nhà trên địa bàn huyện U Minh, ước tổng thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng. Như vậy, từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm thiệt hại hơn 32 tỷ đồng, trong đó 15 căn nhà bị sập hoàn toàn và tốc mái 22 căn. UBND tỉnh đã có nhiều công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau tăng cường thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Ðồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân gia cố nhà ở để hạn chế thiệt hại trong thời gian tới.

 

Nguyễn Phú

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.