(CMO) Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng ngọt hoá Cà Mau nói riêng mỗi năm làm từ 2-3 vụ lúa, nên lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng vài chục triệu tấn/năm. Trước kia, rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, người dân đốt ngay trên đồng ruộng, làm ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái vùng nông thôn.
Những năm gần đây, bà con nông dân sau khi cắt lúa thì tận dụng nguồn rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò, hay để trồng nấm rơm, ủ phân hữu cơ bón cho các loại cây trồng… Việc làm này vừa giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Riêng bà con nông dân nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau tận dụng rơm rạ sau khi thu hoạch thả xuống vuông tôm để cải tạo nước, làm thức ăn cho tôm, tạo môi trường sinh sống cho các loài thuỷ sản, bước đầu cho thấy hiệu quả.
Rơm sau thu hoạch lúa nông dân cuộn lại thành từng cuộn rơm gọn ràng, sau đó khuân vác ra nơi tập kết. |
Công việc chất rơm của nhà nông rất thuần thục, phối hợp nhịp nhàng. |
Sau thu hoạch lúa để lại một lượng rơm rạ rất lớn trên cánh đồng. |
Bà con nông dân gom từng cọng rơm sau khi suốt lúa. |
Những nguyên liệu rơm rạ tưởng chừng bỏ đi, được người nông dân tận dụng làm phân bón, trồng nấm rơm, làm thức ăn cho gia súc… mang lại thu nhập đáng kể. |
Huỳnh Lâm - Cao Diễm thực hiện