ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:16:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Báo Cà Mau Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp các cấp được tổ chức định kỳ 3 năm/lần đối với cấp Bộ, 2 năm/lần đối với cấp tỉnh và được tổ chức hằng năm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các chương trình hội giảng nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, động viên nhà giáo giáo dục nghề nghiệp học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy giải cũng như nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp. 

Các tình huống thực tế được các nhà giáo đưa vào bài giảng trong các buổi hội giảng.

Trong năm 2024, sau một thời gian triển khai thực hiện, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tiến hành hội giảng cấp cơ sở, qua đó lựa chọn những nhà giáo có năng lực, có thành tích tốt tham gia thi cấp tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có Nhà giáo dự thi gồm: Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng cộng đồng và Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau.

Tham gia các buổi hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, nhiều sinh viên tại các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh hy vọng được tiếp thu phương thức giảng dạy mới, ít lý thuyết nhưng nhiều thực hành, gắn với yêu cầu các doanh nghiệp đang cần.

Bạn Dương Hải Đăng, đang học lớp CK08, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, cho biết: “Em và các bạn muốn có phương pháp dạy và học vận dụng song song lý thuyết cùng thực hành. Vì chỉ học lý thuyết sẽ mau quên và nhàm chán. Học đan xen sẽ cảm thấy thú vị và dễ tiếp thu hơn. Song song đó, em cũng muốn trong quá trình dạy, thầy cô đừng cứng nhắc dạy theo bài giảng giáo án soạn sẵn mà nên cập nhật các yêu cầu của các doanh nghiệp ở hiện tại và đón đầu tương lai để khi đi thực tập bên ngoài hay xin việc sau này sẽ thuận lợi hơn”.

Bạn Trần Trung Anh, Khoa điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, cho biết: “Do đặc trưng nghề nghiệp nên em và các bạn cần phải cọ sát thực tế và thường xuyên tiếp xúc với người bệnh để tăng thêm kinh nghiệm. Em mong trong quá trình học sẽ được thực hành nhiều để rèn kỹ năng nhiều hơn, kiến thức được hiện thực hoá cũng thành thạo và khi chăm sóc bệnh nhân sẽ có được sự chu đáo và chuyên nghiệp mà bệnh nhân mong muốn”.

Lý thuyết được dạy song song thực hành khiến học viên cảm thấy thú vị và tiếp thu nhanh hơn.

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau được chuẩn bị cẩn trọng trong từng khâu trước khi diễn ra. Bất kỳ đơn vị đăng cai nào cũng phải đảm bảo các điều kiện phối hợp tổ chức hội giảng; tại các địa điểm thi giảng, các thiết bị, dụng cụ cơ bản theo yêu cầu đề ra, đảm bảo cho các nhà giáo yên tâm trình giảng.

Giảng viên Huỳnh Linh Út, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, đạt giải nhất tại hội giảng năm 2024 không giấu sự phấn khởi vì được trau dồi thêm kinh nghiệm nghề nghiệp: “Tôi và các đồng nghiệp được sát hạch và kiểm tra thêm lần nữa về chất lượng giảng dạy cũng là điều cần thiết. Chứng tỏ giáo dục nghề nghiệp đang được chú trọng và mỗi ngày phải nỗ lực bắt kịp xu hướng nhu cầu của chính ngành nghề mà mình đào tạo. Hiện tại, chúng tôi đều cố gắng truyền dạy kiến thức ngắn gọn nhưng dễ hiểu, dễ nhớ ngay trên lớp, đi kèm các tình huống thực tiễn để các học viên cảm thấy thú vị và chăm chú hơn”.

Các giám khảo chấm điểm chuyên môn đều là những chuyên gia ở các lĩnh vực đào tạo nghề.

Qua những đợt hội giảng giáo dục nghề nghiệp, các nhà giáo ngày càng chuẩn bị chu đáo về hồ sơ bài giảng, trang thiết bị đào tạo phục vụ bài giảng và đã thoát được giáo án để có thời gian sử dụng phương tiện dạy học và bao quát lớp học.

Các buổi hội giảng giúp chọn lựa những nhà giáo ưu tú với phương pháp đào tạo nghề đáng học hỏi và nhân rộng.

Bà Bùi Lệ Oanh, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, cho biết: “Các nhà giáo về giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất có năng lực sư phạm, giàu kinh nghiệm, ngôn ngữ nói linh hoạt, ngôn ngữ viết chuẩn xác, diễn đạt tốt rõ ràng, dễ hiểu và gần gũi, thân thiện. Bên cạnh đó, các nhà giáo cũng chăm chỉ và cần mẫn, chịu khó đầu tư cho các kịch bản sư phạm ngày càng phong phú và đa dạng, áp dụng vào từng loại bài giảng làm cho bài giảng rất sinh động, hấp dẫn và thu hút. Điều đáng ghi nhận nữa là kỹ năng sử dụng phương pháp tốt, khai thác và sử dụng phương tiện dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả và sáng tạo, xử lý tốt tình huống sư phạm, thực hiện được ý đồ sư phạm và đúng nội dung các bước theo kế hoạch trong giáo án. Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều buổi tập huấn, hội giảng để các nhà giáo trau dồi và có cơ hội kiểm tra, cọ sát, rèn năng lực chuyên môn, phát huy tính tích cực của người học góp phần vào thành công của bài giảng”.

Lam Khánh

Tăng cường liên kết đào tạo nghề giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, học tập, nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực đào tạo nghề cho sinh viên, chiều 6/11, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp giao lưu với Trường Phổ thông Trung học Công nghiệp Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc.

Trải nghiệm thú vị từ công việc thực tế

Kiến thức lý thuyết sẽ phát huy tốt hiệu quả khi sinh viên biết áp dụng vào thực hành một cách hợp lý. Lựa chọn môi trường vừa học vừa làm để trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho nhiều sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về công việc, chuyên ngành mình lựa chọn. Ngoài ra, khi làm việc các bạn sinh viên sẽ trải nghiệm nhiều điều thú vị về công việc hay cuộc sống, đặc biệt giúp sinh viên trang bị được kỹ năng xử lý tình huống ngoài thực tế.

Tín hiệu vui về giải quyết việc làm

Ðạt nhiều kết quả khả quan trong giải quyết việc làm cho người lao động (NLÐ), Cà Mau đang đề ra kế hoạch chạy nước rút cho 3 tháng cuối năm.

Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu xã hội?

Đối với các bạn trẻ hiện tại, khi không muốn theo đuổi con đường học tập tại các trường đại học thì học nghề chính là lựa chọn hàng đầu và thiết yếu. Tuy nhiên, sự phân vân giữa việc học nghề theo năng lực, sở thích hay theo nhu cầu của xã hội khiến không ít bạn cân nhắc.

Khơi dậy trong sinh viên niềm đam mê khởi nghiệp

Những năm gần đây Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau có bước chuyển lớn về tư duy trong hoạt động đào tạo nghề - đó là tăng cường sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; đào tạo theo định hướng vị trí công việc hiện có của doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ngày 20/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 với chủ đề “Đoàn kết – kỷ cương – sáng tạo – tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục”. 

Trang bị ngoại ngữ - Tiền đề cho xuất khẩu lao động

Thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) của tỉnh đạt được nhiều tín hiệu tốt. Nhằm thực hiện hiệu quả Ðề án Ðưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu nội dung Ðề án. Song hành nhiệm vụ này là phối hợp triển khai đào tạo ngoại ngữ, tạo thuận lợi cho người lao động (NLÐ) khi tham gia XKLÐ.

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.