Trước tình hình nước ta ghi nhận nhiều ca bệnh đậu mùa; sốt xuất huyết, tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn trực tuyến về giám sát và xử lý các bệnh này vào chiều 11/10.
Bác sĩ Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết: "Thời gian qua, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn biến hết sức phức tạp. Bệnh đang thành dịch là sốt xuất huyết và tay - chân - miệng, bệnh đậu mùa khỉ cũng đang manh nha trên cả nước. Buổi tập huấn hôm nay nhằm mục đích phổ biến các giải pháp, phương án giám sát và xử lý các dịch bệnh này để giảm những trường hợp xấu đến mức thấp nhất. Đồng thời, lớp tập huấn cũng giúp các y bác sĩ, các nhân viên y tế nắm lại phác đồ điều trị, làm sao phát hiện bệnh sớm để điều trị thật tốt. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để sau buổi tập huấn chúng ta tự tin khống chế được các dịch bệnh, giảm thiểu thấp nhất các trường hợp xấu nhất xảy ra".
Tham gia tại điểm cầu chính Sở Y tế tỉnh Cà Mau, có đại diện các bệnh viện, các phòng khám đa khoa công - tư trên địa bàn TP Cà Mau. Các điểm cầu ở các huyện, bao gồm đại diện các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế và các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn. Nội dung buổi tập huấn gồm 4 phần: Tình hình dịch đậu mùa khỉ trên toàn quốc; Hướng dẫn chuẩn đoán điều trị về bệnh đậu mùa khỉ; Hướng dẫn lấy mẫu bệnh đậu mùa khỉ; Hướng dẫn chia sẻ chẩn đoán điều trị về tay - chân - miệng, sốt xuất huyết.
Các đại biểu dự tại điểm cầu Sở Y tế.
Tính đến ngày 6/10, cả nước đã ghi nhận 17 ca, trong đó có 14 ca nghi ngờ nội địa tại TP Hồ Chí Minh, 2 ca tại Bình Dương, 1 ca tại Đồng Nai, 1 ca tại Long An. Cà Mau vẫn chưa xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ nhưng vẫn phải đề phòng người mang mầm bệnh từ các nơi di chuyển về nội bàn tỉnh dẫn đến dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Theo quyết định số 2360/BYT, cách phòng chống lây nhiễm tại cơ sở khám và chữa bệnh đậu mùa khỉ sẽ bao gồm: Sàng lọc người nhiễm, nghi ngờ nhiễ, bệnh đậu màu khỉ; Cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ; Một số biện pháp phòng ngừa khác; Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; Vệ sinh tay; Vệ sinh môi trường bề mặt; Sử lý dụng cụ, đồ vải; Xử lý chất thải.
Bác sĩ CKII Ngô Thanh Tân, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu, chia sẻ về cách tầm soát và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng triển khai phương án 07/PA-SYT về phân tuyến quản lý. Đối với tuyến y tế cơ sở, các trường hợp tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 21 ngày; Ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường bệnh. Đối với tuyến bệnh viện sẽ điều trị ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng ( trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nề, phụ nữ mang thai)m ca bệnh có biến chứng nặng; Bệnh viên Đa khoa tỉnh tuyến cuối của tỉnh phụ trácg tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hội chẩn, tiếp nhận bệnh nặng.
Một nội dung nữa cũng được đề cập trong buổi tập huấn là tầm soát và điều trị bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay – chân - miệng ở trẻ. Tính ngày 9/10, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã ghi nhận 1.521 ca bệnh tay - chân - miệng và 935 ca bệnh sốt xuất huyết. Bệnh viện mỗi ngày đều hội chẩn với Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh để đưa ra những phương án điều trị tốt nhất và mang lại hiệu quả cao trong quá trình tầm soát bệnh.
Lam Khánh