ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 09:25:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung việc giám sát, kiểm tra công tác chấm thi

Báo Cà Mau (CMO) Cũng như nhiều tỉnh không bị hoãn vì dịch Covid-19, đến nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở vùng sông nước Cà Mau đã kết thúc. Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Cà Mau khẳng định, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và không có trường hợp nào vi phạm quy chế…

Siết chặt công tác thanh, kiểm tra

Kỳ thi năm nay, Cà Mau có hơn 9.600 thí sinh, được bố trí 17 điểm thi với 410 phòng thi (không quá 24 thí sinh/phòng) đặt tại TP Cà Mau và các vùng lân cận, nhằm tạo điều kiện tốt nhất về ăn ở, đi lại của thí sinh. Bên cạnh cán bộ, giáo viên là người địa phương (1.531) làm nhiệm vụ coi thi, phía Bộ giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tăng cường về cụm thi tỉnh Cà Mau 72 cán bộ thanh tra là giảng viên Trường đại học Tây Đô và Trường Đại học Đồng Tháp.

Cà Mau tổ chức họp báo ngay sau kỳ thi tại Cà Mau kết thúc.

Cô Lê Mai An, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát tại Hội đồng thi CO1 Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (TP. Cà Mau), cho biết: Năm rồi, mỗi phòng thi có 50% là cán bộ, giáo viên phổ thông, 50% còn lại là cán bộ, giảng viên đại học cùng tham gia công tác coi thi, chấm thi... Tuy nhiên, lực lượng giảng viên đại học năm nay không trực tiếp ở các khâu đó mà tập trung làm nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động thi của lực lượng làm nhiệm vụ tại địa phương.

Theo Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Cà Mau Phạm Hoàng Gan, lực lượng thanh tra của bộ vào từ cuối tháng 7-2020, làm nhiệm vụ giám sát ngay từ khâu sao in đề thi. “Lực lượng sao in có 19 người nhưng chỉ 11 làm nhiệm vụ trực tiếp phía bên trong, đều là người địa phương. Những người còn lại gồm công an, thanh tra sở, thanh tra của bộ làm nhiệm vụ giám sát ở vòng hai và vòng ba” – Ông Phạm Hoàng Gan chia sẻ và tiết lộ: Khu vực sao in đề không có Internet, người làm nhiệm vụ không được sử dụng điện thoại, máy tính, không được ra khỏi phòng cho đến khi ngày thi cuối cùng kết thúc.

Lực lượng thanh tra của Bộ GD-ĐT thực hiện giám sát, kiểm tra công tác thi tại Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết, một trong những điểm mới trong công tác thi năm nay là có sự tham gia của lực lượng thanh tra tỉnh Cà Mau. Lực lượng trên tham gia cùng thanh tra bộ, thanh tra sở ở hai tổ kiểm tra lưu động, có thể giám sát, kiểm tra bất cứ lúc nào tại bất kỳ điểm thi nào trên địa bàn tỉnh Cà Mau. “Tổ lưu động được xem như vòng giám sát thứ ba. Trong hai ngày thi chính thức diễn ra, hai tổ kiểm tra lưu động đã tiến hành giám sát, kiểm tra tất cả 17/17 điểm thi trên địa bàn tỉnh”.

Ngoài hai tổ lưu động (mỗi tổ 6 thành viên: 3 thanh tra uỷ quyền của bộ, 2 thanh tra sở và 1 thanh tra tỉnh), 17 điểm thi đặt ở Cà Mau đều có 17 tổ giám sát, kiểm tra “cắm chốt” làm nhiệm vụ. Mỗi tổ như vậy có 5 người, gồm 3 thanh tra được uỷ quyền của Bộ GD-ĐT và hai thanh tra uỷ quyền của sở - PGS.TS Phạm Minh Giản, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp, Trưởng đoàn Thanh tra của Bộ tại cụm thi tỉnh Cà Mau.

 Để kỳ thi thật sự nghiêm túc

Với khoảng 6.000 cán bộ được huy động từ 130 trường đại học, chưa năm nào, lực lượng thanh tra làm công tác thi lớn như năm nay. Khác với trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên đại học sẽ không tham gia coi thi, chấm thi mà chỉ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thi, cả trong công tác bố trí coi thi, tổ chức chấm thi, chấm thi cùng với các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.

PGS. TS Phạm Minh Giản cho biết, nhằm bảo đảm công bằng, khách quan, hạn chế tối đa sự can thiệp, chỉ đạo từ địa phương, các trường đại học tham gia thanh tra, kiểm tra ở Cà Mau không phải là nơi mà địa phương đó là chủ quản của trường. Đối với cán bộ, giảng viên từ các trường đại học được bộ uỷ quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, ngoài được sàng lọc, lựa chọn kỹ lưỡng, có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao…, thì lực lượng đó cũng không phải là người ở Cà Mau. “Hiệu trưởng lựa chọn, cử giảng viên tham gia thanh tra, kiểm tra ở tỉnh là người chịu trách nhiệm nếu có sơ suất, sai sót” – Thầy Phạm Minh Giản, nói.

Cũng giống như năm 2019, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ dùng làm kết quả xét tuyển vào các trường đại học. Vì thế, áp lực không nhỏ đối với thí sinh. Tuy nhiên năm nay, tất cả các khâu của kỳ thi, như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT đều giao về cho hội đồng thi của tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức. Trong khi đó, phía Bộ GD-ĐT tăng cường lực lượng nhiều hơn làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thi.

Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi nhận thấy việc tăng cường giám sát công tác thi như năm nay từ bộ là chặt chẽ, hợp lí, hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử và có thể áp dụng trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, địa phương đề xuất nên tổ chức thi sớm hơn và từng khâu trong thanh tra nên bố trí lực lượng phù hợp, không cần rờm rà”.

Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan và ngăn chặn những “khoảng trống, điểm mờ”, đặc biệt là sai phạm trong khâu chấm thi từng xảy ra ở một vài địa phương như trong năm 2019, sau khi hoàn thành việc kiểm tra, giám sát công tác coi thi, đại diện thanh tra của Bộ tại cụm thi Cà Mau cho biết, sẽ có một lực lượng khác được bộ uỷ quyền vào Cà Mau để thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác chấm thi.

Thầy Võ Khắc Thường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô.

Việc thay đổi người theo cách như vậy sẽ tránh được tình trạng lực lượng thanh tra của bộ “đạp chân” với địa phương – PGS.TS Võ Khắc Thường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô, Phó trưởng đoàn Thanh tra của Bộ tại cụm thi tỉnh Cà Mau, bày tỏ quan điểm và chia sẻ: Cách thức bố trí kỳ thi như năm 2020 là gọn nhẹ, đơn giản. Tuy nhiên theo tôi, đến một lúc nào đó, chúng ta không nên tổ chức thi ở địa phương mà mạnh dạn giao quyền cho địa phương xét tuyển tốt nghiệp THPT, phía các trường đại học tốp trên sẽ tổ chức thi (theo cụm-PV) để tuyển đầu vào và dùng làm kết quả đó để xét tuyển vào các trường khác.

 Mục tiêu của kỳ thi vẫn là dùng kết quả để xét tuyển vào đại học, đã có sự chung tay, cộng đồng giám sát từ các trường đại học. Tuy nhiên, tổ chức thi tại địa phương sẽ giảm gánh nặng cho học sinh và người nhà hơn, đặc biệt là chi phí ăn ở, đi lại và cả việc tập trung ôn luyện ngoài tỉnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau.

Hữu Tùng

Mẫu cv xin việc đa dạng

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.