ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 20:54:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết thiếu người thân

Báo Cà Mau (CMO) Tết là khoảng thời gian để quây quần, sum họp bên gia đình, nhưng với nhiều mảnh đời bất hạnh ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà chưa một lần được đón tết đoàn tụ bên người thân.

Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện nuôi dưỡng 111 trường hợp, trong đó có 56 cụ già và 55 trẻ mồ côi. Có người được thân nhân đón về 3 ngày tết, bên cạnh đó vẫn còn có những trường hợp chưa một lần được đón tết cùng gia đình, thiếu vắng bóng người thân trong thời khắc bước sang năm mới. Và ở tại đây những ngày gần tết, các cụ già, trẻ em neo đơn đón tết với nhiều cảm xúc buồn, vui lẫn lộn.

Cái gì cũng đủ, chỉ thiếu gia đình

Tết đến, trẻ em có đầy đủ cha mẹ sẽ được mặc quần áo mới, thăm viếng ông bà, nhận lì xì vui chơi thoải mái. Còn với nhiều trẻ em cơ nhỡ tại trung tâm thì điều đó trở nên quá xa vời, các em không biết đến cái tết quây quần đúng nghĩa.

Em Trần Vũ Đang (16 tuổi) chia sẻ, cha mẹ mất, em ở với bà ngoại, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên ngoại em đem gửi vào trung tâm hơn 7 năm nay. Hơn 7 năm ở trung tâm, lần duy nhất Đang được ngoại đón về ăn tết là năm đầu tiên em ở đây. Những năm sau, vì sức khoẻ giảm sút, ngoại đành để em ở lại trung tâm ăn tết. “Năm đầu tiên đón tết không có ngoại, em rất buồn. Nhớ nhà, nhớ ngoại em cứ nằm ôm gối khóc. Đến bây giờ thì em đã quen với việc ăn tết cùng các bạn trong trung tâm, nhưng đôi lúc em cũng thấy tủi thân. Ước mơ bây giờ là mong ngoại nhiều sức khoẻ, sống thật lâu để sau này em đến tuổi trưởng thành về phụng dưỡng ngoại, để bà cháu đón những cái tết thật đầm ấm”, Đang chia sẻ.

Không được may mắn như Đang còn biết đến cái tết bên người thân, em Phan Đỗ Chí Cường (15 tuổi) đã trải qua nhiều cái tết ấm cúng ở trung tâm nhưng lúc nào em cũng mong có một cái tết sum vầy, có đầy đủ cha mẹ, người thân. Cường tâm sự: “Em quê ở Bến Tre, tết trong đây rất vui, chúng em được các cha, các mẹ mua quần áo mới, dẫn đi chơi ăn bánh kẹo. Nhưng em vẫn thấy cô đơn và nhớ cha mẹ dù họ đã mất rồi, chỉ còn ông bà nội. Thật sự em rất muốn ông bà đón em về ăn tết nhưng xa quá”.

Cụ Nguyễn Thị Chao nhiều năm liền ăn tết ở trung tâm với nhiều cảm xúc.

Trẻ em trong Trung tâm Bảo trợ xã hội luôn thiếu thốn tình cảm của người thân, nhất là vào các dịp lễ, tết. Dù được quan tâm đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần nhưng các em vẫn chưa đón được cái tết đúng nghĩa, vì trong thời khắc bước sang năm mới các em vẫn muốn được sum họp bên gia đình.

Tuổi xế chiều đón tết cô đơn

Vào Trung tâm Bảo trợ xã hội hơn 10 năm, ông Phan Thanh Quế (83 tuổi, quê Trần Văn Thời) cho biết, vợ chồng ông không có con nên nhận nuôi một người con trai. Sau khi thành gia lập thất, gia cảnh quá khó khăn nên không thể phụng dưỡng ông lúc tuổi già, đành gửi ông vào trung tâm cho đỡ vất vả. Những ngày đầu khi mới vào ông luôn cảm thấy hụt hẫng vì nhớ nhà. Nhờ sự chăm sóc, quan tâm tận tình của các nhân viên đã giúp ông vơi đi phần nào và dần sống vui vẻ hơn.

Vì hoàn cảnh khó khăn và sức khoẻ yếu nên hơn 10 năm nay ông Quế đều đón tết ở trung tâm. “Có những ông bà ở đây tết có con cháu, người thân đến đón về. Còn mình thì lầm lũi một mình, nói thật nhiều lúc tôi cũng thấy tủi thân lắm. Tôi thèm một cái tết đoàn viên với con cháu trong thời khắc giao mùa lạnh lẽo này. Nhưng hoàn cảnh mình như vậy nên đành chấp nhận. Mình về ăn tết chỉ tội làm khổ thêm con cháu vì cuộc sống chúng còn quá khó khăn”, ông Quế bộc bạch. Và niềm an ủi lớn nhất của ông là những cuộc gọi hỏi thăm sức khoẻ và sinh hoạt thường ngày từ con trai mình.

Giống với cảm xúc của ông Quế, bà Quách Thị Chao (80 tuổi, quê Phú Tân) cho biết, thời còn trẻ bà sống và chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng không suy nghĩ đến chuyện chồng con. Thời gian trôi qua, khi hoà bình lập lại, đã lớn tuổi, bà chọn sống độc thân. Không muốn phiền các cháu phụng dưỡng nên đã đăng ký vào trung tâm bảo trợ xã hội. Ấy vậy mà bà gắn bó với trung tâm ngót hơn 20 năm. Những năm đầu mới vào, bà thường được các cháu đón về ăn tết quây quần sum họp, nhưng 5 năm trở lại đây, vì sức khoẻ yếu, bà quyết định ở lại đây ăn tết.

“Ăn tết trong này mỗi năm mang lại cho tôi cảm xúc khác nhau, buồn vui lẫn lộn. Tôi buồn vì không được gần các cháu, nhưng bù lại tình cảm của các nhân viên trong trung tâm rất chân thành, gần gũi và cả những người già khác nữa. Với tôi đây không chỉ là nơi để nương tựa lúc tuổi già mà chính là ngôi nhà của mình”, bà Chao tâm sự.

Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau Trần Quốc Bảo chia sẻ: “Thấu hiểu những hoàn cảnh đó, tết năm nào chúng tôi cũng tổ chức tết, tặng quà cho các cụ, các em. Cố gắng tạo không khí đầm ấm, sum vầy nhất có thể để họ vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Mặc dù được sẻ chia, quan tâm tận tình từ các cấp, đội ngũ cán bộ tại trung tâm, nhưng chúng tôi nghĩ rằng từ sâu thẳm trong họ luôn mong một cái tết đoàn viên êm ấm bên gia đình, vì quà nào bằng gia đình sum họp, tết nào vui bằng tết đoàn viên”./.

Võ Phương Thảo

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.