ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:00:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết Việt trên đất Mỹ

Báo Cà Mau (CMO) Có lẽ không gì hạnh phúc bằng được đón tết Việt cùng gia đình và bạn bè trên mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, đối với những người Việt trên đất Mỹ, không khí ngày tết cũng thật bồi hồi và nhộn nhịp mặc dù sống xa quê hương hơn nửa vòng trái đất.

Tại thành phố San Jose và Orange County thuộc tiểu bang California hay Houston bang Texas, nơi có nhiều người Việt sinh sống, tết Việt giữ được nhiều nét truyền thống nhất. Tại các thành phố khác như Washington DC (Virginia), Chicago (Illinois), New York city (New York), Columbus (Ohio) hay tận East Lansing (Michigan) cũng có rất nhiều chương trình đón tết vui nhộn dành cho cộng đồng người Việt cũng như sinh viên Việt Nam.

Các em nhỏ chúc tết và nhận lì xì.

Chia sẻ về sự chuẩn bị cho Tết Nguyên đán tại Mỹ, Thanh Lê (Little Saigon, California) cho biết: “Không khí đón tết của cộng đồng người Việt tại Mỹ nhộn nhịp không thua kém gì Việt Nam. Hầu như chợ Việt nào cũng bán đầy đủ các loại bánh, mứt, đặc biệt bánh chưng, bánh tét - món ăn không thể thiếu trong bất kỳ gia đình người Việt nào đang sống ở Mỹ. Vui nhất là chợ hoa tết với đủ loại hoa mai, hoa đào, hoa lan. Ngoài ra còn có Hội chợ Tết của nhóm sinh viên Việt Nam (SVVN) tổ chức với đầy đủ những trò chơi dân gian, món ăn Việt và có cả ông đồ viết câu đối. Gia đình tôi rất thích chuẩn bị mâm ngũ quả để đón giao thừa. Cả nhà cùng nhau mặc áo dài đi chùa đầu năm, cầu nguyện cho một năm mới được nhiều sức khoẻ. Sau đó đi chúc tết họ hàng và lì xì cho trẻ em cũng như nhận lì xì từ những người lớn trong gia đình”.

Đã 23 năm sống ở vùng Hoa Thịnh Đốn (Washington DC), nơi có rất nhiều người Việt sinh sống, Trâm Trần luôn có những trải nghiệm ngày tết vô cùng thú vị: “Khu gia đình tôi sinh sống rất nhộn nhịp với nhiều hội chợ tết diễn ra liên tục. Khu trung tâm người Việt Falls Church còn tổ chức múa lân, đốt pháo và nhiều cuộc thi cho thiếu nhi. Có lẽ khoảnh khắc đầm ấm nhất là khi gia đình tề tựu bên nhau cùng gói bánh tét, bánh chưng và làm dưa món. Tôi rất thích được truyền đạt lại cho con những giá trị truyền thống người Việt vào ngày tết để chúng hiểu hơn về văn hoá Việt Nam. Vào ngày mùng một, cả nhà cùng mặc áo dài và chụp những bức ảnh lưu niệm bên cây mai vàng, mâm ngũ quả và chúc nhau năm mới nhiều sức khoẻ, bình an”.

Mai Nguyễn và nhóm SVVN ngày tết.

Sinh ra và lớn lên tại dải đất miền Trung, Trà My hiện sống ở thành phố Columbus, tiểu bang Ohio, không tránh khỏi bồi hồi khi nhớ về tết Việt quê nhà: “Người Việt ở Columbus không quá đông như ở California, nhưng thường khoảng 28-30 tháng chạp âm lịch, cộng đồng Việt luôn có một bữa tiệc gặp gỡ nho nhỏ với đầy đủ bánh chưng, bánh tét, kẹo bông, có cả múa lân, lì xì... cho những đứa trẻ sinh ra tại Mỹ mường tượng được một cái tết truyền thống Việt. Tết ở nơi này, dù không nhiều thời gian, nhưng cứ đến những ngày này, tôi lên kế hoạch muối dưa, làm củ kiệu, đặt bánh tét. Bọn trẻ nhà tôi luôn thích ăn cùng bố mẹ. Chúng sẽ hỏi đến món này, món kia và thử mỗi món một chút. Như thế thôi cũng đủ cho tôi nhớ da diết tết Việt Nam”.

Gia đình Chị Giang DeSalVo đi lễ chùa.

Có chồng là người Mỹ và đã làm dâu tại Houston, Texas hơn 6 năm nay, chị Giang DeSalVo luôn chuẩn bị chu đáo mâm cơm gia đình mỗi khi tết đến. Chị và ông xã dẫn hai con đi chùa và họp mặt với những gia đình Việt khác vào ngày mùng một để chia sẻ những giây phút linh thiêng của năm mới cùng nhau. Chị Giang tâm sự: “Mỗi người chúng tôi chuẩn bị một món ăn và cùng ăn chung vào ngày đầu năm mới. Đa số đều là chị em có chồng người Mỹ tranh thủ cho mấy ông xã Mỹ và mấy đứa nhỏ gặp nhau để hiểu thêm văn hoá Việt”.

Trò chơi dân gian cho trẻ em ngày tết tại Mỹ.

Chị Đào Nguyễn cũng ở tiểu bang Texas, hào hứng chia sẻ: “Mấy năm gần đây, ở các chợ Mỹ bắt đầu bán nhiều loại hoa chưng tết, nên vào những ngày cận tết, tôi tranh thủ mua hoa và trái cây về chưng. Năm nào có thời gian, cả nhà gói bánh chưng cùng với nhau cho có thêm không khí tết”.

Sự háo hức của tết Việt không chỉ lan toả trong các gia đình người Việt mà còn diễn ra hết sức vui nhộn trong cộng đồng SVVN tại Mỹ. Mai Nguyễn (sinh viên năm cuối tại Augustana College - Illinois) chia sẻ: “Mỗi năm, vào dịp trước tết, hội SVVN ở trường tôi thường tổ chức sự kiện chào đón tết để cộng đồng SVVN có thể hội tụ với nhau, đồng thời giới thiệu phong tục tập quán đón tết của Việt Nam với các bạn sinh viên và giáo sư đến từ các nước khác. Hội SVVN thường chuẩn bị hình ảnh giới thiệu về hoạt động đón tết Việt, nấu các món ăn truyền thống cũng như biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc”.

Con gái và con trai của Trâm Trần trong tà áo dài ngày tết.

Ở Mỹ hầu như có đủ các hoạt động cũng như các món ăn truyền thống cho ngày tết, nhưng mỗi khi tết đến, trong lòng mỗi người Việt lại không tránh khỏi bồi hồi. Trâm Trần cho biết, đã 23 năm cô chưa được đón tết tại Việt Nam: “Tôi vẫn còn nhớ những cái tết rất bình dị, đầm ấm ở thập niên 1990, nhớ không khí đường phố vắng lặng nhưng rực rỡ hoa mai, hoa đào và những tà áo dài đủ màu sắc bay phấp phới trên đường phố”.

Có lẽ nỗi nhớ quê, nhớ những gì đã từng gắn bó như máu thịt của từng người Việt mãi luôn là điều không thay thế được. Thanh Lê bộc bạch: "Tôi vẫn mong một ngày không xa, vợ chồng tôi sẽ dẫn 2 con trai của mình về Việt Nam ăn tết để chúng hiểu thêm về văn hoá tết cổ truyền cũng như văn hoá của người Việt mình”.

Gia đình Thanh Lê đi chùa ngày tết.

Và đúng như Mai Nguyễn tâm sự: “Dù vẫn có các bạn Việt khác bên cạnh cùng nhau đón tết, chúng tôi vẫn không khỏi bồi hồi nhớ quê hương và gia đình mỗi khi tết đến”.

Mặc dù cũng có cái gọi là không khí tết Việt trên đất Mỹ, nhưng hỏi về điều ước trong năm mới, ai cũng mong được về Việt Nam đón tết cùng gia đình. Và quan trọng hơn vẫn là cầu mong bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người dù ở bất kỳ đâu trên trái đất./.

YK Đỗ

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).