ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 02:49:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thăm kinh đô đầu tiên của nước Việt

Báo Cà Mau Đó là Cố đô Hoa Lư, nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Nơi đây, hơn 1.000 năm trước là trung tâm văn hoá - chính trị của Nhà nước Ðại Cồ Việt, được coi là kinh đô đầu tiên của nước ta.

Đó là Cố đô Hoa Lư, nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Nơi đây, hơn 1.000 năm trước là trung tâm văn hoá - chính trị của Nhà nước Ðại Cồ Việt, được coi là kinh đô đầu tiên của nước ta.

Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm, gắn với sự nghiệp của 3 triều đại liên tiếp là nhà Ðinh, nhà tiền Lê và khởi đầu nhà Lý (từ năm 968-1010). Năm 1010, khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông nhận thấy Kinh đô Hoa Lư phù hợp thời chiến, không phù hợp thời bình nên quyết định dời đô về Thăng Long (Hà Nội). Hoa Lư trở thành Cố đô.

Kinh đô Hoa Lư xưa được baoa bọc bởi những dãy núi trùng điệp tạo nên vòng thành vững chắc.     Ảnh: T.Q

Theo tài liệu, sở dĩ vua Ðinh chọn Hoa Lư định đô bởi đây là vùng đất rộng lớn, nhiều núi non hiểm trở bao bọc chung quanh, có nhiều sông, hào, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công. Khoảng trống giữa các sườn núi được nhà vua cho xây kín bằng đất ken gạch, cao khoảng 10 m. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người, sức của, đồng thời tạo nên một “quân thành” vững chắc (sau này các triều đại nhà Trần, nhà Tây Sơn đều sử dụng Hoa Lư làm căn cứ phòng tuyến đánh thắng quân thù lập nên nhiều chiến công vang dội).

Lại nói về vua Ðinh, theo sử liệu, Ðinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, cha mất sớm, thuở nhỏ ông đi chăn trâu cho người chú, thường lấy trâu làm ngựa, bông lau làm cờ chơi trò đánh trận. Ông thường rủ đám trẻ làng mình đi đánh nhau với trẻ làng khác, đi đến đâu, thắng đến đấy.

Năm 938, sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, Ngô Quyền lên ngôi vua. Năm 944, Ngô Quyền qua đời, xảy ra tình trạng loạn 12 sứ quân. Ðinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn, thu giang sơn về một mối. Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu Ðinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm Kinh đô.

Năm 979, viên hoạn quan là Ðỗ Thích nằm mơ thấy sao rơi vào miệng, cho rằng điềm báo được làm vua nên đã ám sát vua Ðinh và con trai trưởng là Ðinh Liễn. Triều đình đưa con thứ là Ðinh Toàn (mới 6 tuổi) lên ngôi. Nhân cơ hội này, nhà Tống sang xâm lược nước ta. Ông vua 6 tuổi không đủ tài năng đứng lên dẹp giặc. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính triều đình. Bấy giờ phương Nam quân Chiêm Thành tấn công. Ðất nước trước tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì quyền lợi quốc gia, Thái Hậu Dương Vân Nga đành hy sinh quyền lợi riêng tư trao toàn bộ binh quyền cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Khi Lê Hoàn lên ngôi, với tài năng quân sự xuất chúng, ông đã thống nhất được đất nước. Sau khi thắng trận trở về, Thái hậu Dương Vân Nga cũng đã thọ tang vua Ðinh đủ 3 năm, bà tái giá đi bước nữa với vua Lê Hoàn. Bà trở thành hoàng hậu của 2 vương triều.

Kinh đô Hoa Lư­ bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Tại đây, nhiều công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, chùa, động... được các đời vua xây dựng phục vụ cho bộ máy bấy giờ.

Khi nhà Lý dời đô, ông rước cung điện 2 triều đại Ðinh, Lê về Thăng Long thờ phượng. Ðể tưởng nhớ công lao nhà Ðinh và nhà Lê, Nhân dân ta xây dựng 2 ngôi đền trên đất Cố đô Hoa Lư để hương khói. Do thời gian phong hoá, đền cũ không còn. Ðến thời hậu Lê (thế kỷ XVII), đền vua Ðinh và vua Lê được xây dựng lại và tồn tại đến ngày nay.

Tượng vua Lê Ðại Hành.                   Ảnh: T.Q

Ðền vua Ðinh được xây dựng mô phỏng theo cung điện nhà vua xưa, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quay mặt hướng Ðông. Vua Ðinh Tiên Hoàng ngự ở chính điện, 2 bên thờ 3 hoàng tử Ðinh Liễn, Ðinh Toàn và Ðinh Hạng Lang. Ngay trước đền vua Ðinh, trên núi Mã Yên (cao 265 bậc) là lăng mộ Vua Ðinh; ngày xưa Nhân dân ta đưa thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa chống giặc cứu nước, cứu dân.

Ðền vua Ðinh Tiên Hoàng.                                    Ảnh: THANH QUANG

Cách đền vua Ðinh khoảng 200 m là đền vua Lê, thờ Lê Ðại Hành (Lê Hoàn). Ðền Lê có quy mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Trong cung của đền có 3 pho tượng: Hoàng đế Lê Ðại Hành ở gian giữa, Hoàng hậu Dương Vân Nga gian bên phải và vua Lê Long Ðĩnh gian bên trái. Trong đền còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện.

Ðể tưởng nhớ nơi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, năm 2000, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ được dựng lên. Nhà bia được xây dựng trên khu đất phía trước đền thờ vua Ðinh, vua Lê.

Núi Mã Yên là nơi an táng vua Ðinh Tiên Hoàng.                     Ảnh: THANH QUANG

Về thăm Cố đô Hoa Lư, những người con đất Việt không chỉ đơn thuần tham quan danh thắng, mà còn là chuyến hành hương tìm về cội nguồn, để tri ân, tưởng nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước./.

Trang Anh

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.