ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-4-25 14:52:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Báo Cà Mau Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Dù xa vẫn nhớ...

Bà Huỳnh Xuân Thảo, cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh, bày tỏ: “Từ hồi nhỏ, hình ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa đã in đậm trong tôi. Sau này, được biết cây vú sữa ấy là của má Sảnh ở Cà Mau gửi tặng Bác thì thấy Cà Mau thật gần gũi. Cà Mau cũng là nơi anh trai tôi xuống tàu đi tập kết, rồi trong số bạn bè, anh chị là cựu HSMN thân thích với tôi, nhiều người sống, chiến đấu ở Cà Mau hoặc quê Cà Mau... Vì vậy mà nhắc đến Cà Mau là thấy lòng bồi hồi, thân thương lắm”.

Ðoàn cựu HSMN lưu dấu bước chân mình tại điểm cuối đất nước.

Ðoàn cựu HSMN lưu dấu bước chân mình tại điểm cuối đất nước.

Bà Thảo cũng chia sẻ, bà về Cà Mau từ rất sớm, sau ngày giải phóng đất nước không lâu. “Hồi đó, Cà Mau còn nghèo, đường sá đi lại rất khó khăn. Giờ thì Cà Mau đổi thay nhiều lắm rồi, nhà cửa, lộ làng rất phát triển. Cà Mau cũng nổi tiếng có nhiều đặc sản ngon, có rừng tràm, rừng đước bạt ngàn với nhiều giá trị về môi trường, về lịch sử. Vì vậy, Cà Mau phát triển du lịch theo hướng sinh thái gắn với lịch sử là đúng. Vấn đề là quản lý cho có trật tự, an toàn và chuyên nghiệp...”, bà Thảo nhìn nhận.

Sống và công tác tại Hungary, Phó giáo sư, Tiến sĩ Ðỗ Thị Ðông Xuân - Viện Nghiên cứu bảo tồn Gen gia súc quý hiếm Hungary (cũng là HSMN), lần thứ hai trở lại Cà Mau. Bà không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của mảnh đất này. Nhưng trên tất cả, bà về với Cà Mau còn bởi những nghĩa tình sâu đậm.

“Cà Mau là điểm đến đặc biệt, phải yêu thương một cái gì đó thì người ta mới tới. Với tôi, đây còn là nơi gắn bó tuổi thơ của chị Nhật Sinh (HSMN), là người chị thân thương trong đoàn. Trên đường về, chúng tôi đã ghé thắp nhang mộ ba chị - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Châu Văn Ðặng - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau, Bạc Liêu) tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu. Làm được nghĩa cử này với đấng sinh thành ra chị, chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng”, bà Xuân bộc bạch.

Sẻ chia cùng quê hương

Bà Châu Nhật Sinh, dù quê ở Bạc Liêu nhưng trong tim bà, Cà Mau luôn là một phần không thể thiếu, bởi tuổi thơ của bà gắn liền với những ngày theo cha mẹ hoạt động cách mạng tại vùng căn cứ Cà Mau.

Chính tình yêu ấy đã thôi thúc bà và những người bạn HSMN xây dựng tại quê hương Cà Mau 13 cây cầu, 1 ngôi nhà cho trẻ mồ côi; tặng xe đạp cho học sinh nghèo và quà cho nhiều gia đình túng khó...

Những ngày giáp tết Ất Tỵ vừa qua, bà đã tặng bà Ðỗ Thị Bảy (Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, con má Lê Thị Sảnh - người bứng cây vú sữa cho má Sảnh gửi biếu Bác Hồ) vỏ và máy trị giá hơn 11 triệu đồng để làm phương tiện đi lại, nhất là lúc ốm đau. Lần về này, bà cùng các cựu HSMN tặng bà Ðỗ Thị Bảy 10 triệu đồng để thuốc thang, bồi dưỡng; tặng 1 xe lăn và gậy để tiện di chuyển trong sinh hoạt. Cháu nội và người thờ cúng má Sảnh, ông Lê Văn Hùng, cũng được hỗ trợ 5 triệu đồng để lo hương khói cho má.

Các cựu HSMN chụp ảnh lưu niệm cùng bà Ðỗ Thị Bảy (người ngồi xe lăn) và ông Lê Thanh Hùng (thứ tư từ trái qua) tại Khu Di tích Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

Các cựu HSMN chụp ảnh lưu niệm cùng bà Ðỗ Thị Bảy (người ngồi xe lăn) và ông Lê Thanh Hùng (thứ tư từ trái qua) tại Khu Di tích Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

Cà Mau cũng trở nên thân thương hơn qua những tấm lòng luôn hướng về mảnh đất này. Ông Lê Văn Tân, một cựu HSMN, đã hơn 10 lần đến với Cà Mau. Mỗi khi đoàn cựu HSMN về xây cầu, hỗ trợ bà con, dù bận rộn thế nào ông cũng cố gắng sắp xếp để tham gia. “Người dân Cà Mau còn nghèo, nên chúng tôi tiếp một tay giúp được gì cho bà con, cho các cháu học sinh thì giúp,” ông Tân tâm tình.

Cùng về Cà Mau với đoàn cựu HSMN tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 2 vừa rồi, còn có một nhân vật đặc biệt - bà Monique Ouandié, cũng từng là HSMN. Bà Monique Ouandié là người Cameroon, sang Việt Nam từ nhỏ, học tại các trường HSMN. Sau ngày đất nước thống nhất, bà được Nhà nước ta hỗ trợ đi học ở Ba Lan và hiện đang là bác sĩ tại Pháp.

Những cánh rừng đước nguyên sinh ở Ðất Mũi là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có cựu HSMN.

Những cánh rừng đước nguyên sinh ở Ðất Mũi là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có cựu HSMN.

Khi trở về Việt Nam, bà đã đi dọc đất nước như về với chính quê hương mình. Với bà, chuyến đi Cà Mau không chỉ là hành trình khám phá vùng đất cuối trời Nam mà còn là một trải nghiệm đầy cảm xúc. "Ðược tận mắt chứng kiến những cánh rừng đước bạt ngàn, xanh thẳm, nơi từng là căn cứ của những người cách mạng; được đi ca nô từ Năm Căn đến Ðất Mũi, thật là một hành trình đặc biệt, rất vui, rất hồi hộp và khó quên...", bà Monique Ouandié bày tỏ.

Cà Mau không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ là điểm cuối trên bản đồ Tổ quốc, mà còn là mảnh đất đậm nghĩa, nặng tình. Dù là người con sinh ra từ mảnh đất này hay chỉ từng đặt chân đến một lần, ai cũng đều cảm nhận: Cà Mau là nơi để thương, để nhớ, để quay về./.

 

Huyền Anh

 

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.