ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 05:35:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thăng trầm nghề “giữ nhịp thời gian”

Báo Cà Mau (CMO) Từng hưng thịnh, thậm chí là nguồn sống chính của nhiều gia đình, nhưng nghề sửa đồng hồ giờ đây chỉ còn níu chân những người thợ yêu nghề hoặc cố gắng cầm chừng để duy trì cuộc sống.

Tôi đem một cái đồng hồ cũ, bị giãn dây cho người thợ sửa đồng hồ ở góc chợ mà người Cà Mau hay gọi là chợ Ngã Năm (đường Đề Thám, Phường 2, TP Cà Mau) cắt bớt vài mắc. Định bụng là gửi đó và để lại số điện thoại, khi nào xong người thợ sẽ gọi. Người thợ với ánh mắt bừng sáng nói: "Cô ngồi đây đợi, tôi sửa lấy liền, sáng giờ có ông bạn lại chơi với cô là khách thôi đó. Mừng quá, vừa đọc hết hai tờ báo thì có việc để làm rồi".

Một thời hoàng kim

Chăm chút từng công đoạn cho cái đồng hồ của tôi, chủ tiệm sửa đồng hồ Minh Tâm khoe: "Từ hồi vào nghề tới giờ tính ra cũng hơn 30 năm gắn bó đi về với chỗ này. Khách hàng thành bạn bè hồi nào cũng không hay".

Người thợ sửa đồng hồ Nguyễn Văn Dũng với hơn 30 năm trong nghề.

Tên đầy đủ của chủ tiệm là Nguyễn Văn Dũng, ngụ đường Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau, trạc ngoài 60 tuổi. Nói tiệm cho sang chứ thật ra chỉ là một cái tủ kính nhỏ, đủ để “phù thuỷ” của cổ máy thời gian để các vật dụng của mình, vỏn vẹn 2 cái ghế nhựa để các thượng đế có nơi chờ đợi. Đó cũng là cách ông và những “đồng nghiệp” của ông sống với nghề sửa đồng hồ qua bao năm tháng. Có những vật dụng được truyền từ đời ông cha cho con cháu, tính ra tuổi thọ bộ đồ nghề còn hơn cả chủ nhân của nó.

Ông Dũng kể: "Tôi đến với nghề như một cái duyên. Hoàn cảnh khó khăn, phải nghỉ học từ sớm. Chú tôi có kinh nghiệm sửa đồng hồ nên chỉ dạy lại cho tôi. Theo đó, tôi mày mò phát triển thêm. Rồi tôi quyết định sắm một cái tủ để “ra nghề” năm 1979 và theo đến tận bây giờ".

Lúc đầu, tiệm sửa đồng hồ của ông Dũng nằm ở góc đường Trưng Nhị, Phường 2, rồi sau hơn chục lần dời đổi, chỗ hiện tại là nơi “nương náu” lâu nhất. Ông Dũng bộc bạch: "Lúc mới ra nghề, có ngày không có cái đồng hồ nào để sửa, đắt lắm cũng chỉ có 2-3 cái. Bởi lẽ, đồng hồ là vật xa xỉ, giá một cái tới mấy trăm giạ lúa, đâu phải chỉ vài chục ngàn đồng là mua được như bây giờ".

Khoảng 20 năm bám trụ, nghề sửa đồng hồ bắt đầu khởi sắc vì có đồng hồ của Thái Lan du nhập, bền bỉ mà giá cả phải chăng. Người sửa đồng hồ cũng từ đó nhiều hơn. Ông Dũng kể: "Những năm 90 là thời hoàng kim của nghề sửa đồng hồ. Nhờ nó mà cuộc sống gia đình ổn định, các con tôi có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn".

Không xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn như ông Dũng, ông Lê Vạn Long, 63 tuổi, ngụ Phường 9 cũng ra tiệm sửa đồng hồ nhưng ở vị trí đắc địa hơn ông Dũng. Tủ sửa đồng hồ của ông Long ở đường Trưng Trắc, ngay “xóm” sửa đồng hồ dưới chân cầu Cà Mau. Gọi là đắc địa hơn vì người xưa thường nói “Buôn có bạn, bán có phường”. Ông Long trần tình: "Tôi từng tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ rồi về làm ở Bạc Liêu, nhưng cuộc sống trắc trở, tôi thử sức với nghề sửa đồng hồ do thấy thị hiếu thời bấy giờ. Vốn có khiếu về khoa học, cộng với ham mê học hỏi nên tôi “nắm nghề” khá nhanh. Tính ra tôi sống với nghề này cũng hơn 20 năm".

Sửa đồng hồ kiếm cả cây vàng mỗi tháng là câu nói vui để miêu tả sự hưng thịnh của ông Dũng, ông Long và những người thợ chung nghề sửa đồng hồ những năm 1990-2000. Vì ngoài sửa chữa, người thợ còn thu mua đồng hồ cũ về tân trang, bán lại. Hơn nữa, ở khắp cả tỉnh, người ta chỉ tin tưởng mang ra tận chợ Cà Mau sửa thì mới yên tâm.

Ông Trần Na Xil, Phường 7, TP Cà Mau, chia sẻ: "Hồi trước nhà tôi ở huyện Đầm Dơi, nhưng mỗi lần sửa đồng hồ tôi phải tìm những thợ có uy tín ở chợ Phường 2, chứ không dám giao cho những thợ ở nơi khác vì một chiếc đồng hồ thời đó đáng giá vài chỉ vàng".

Chính nhờ nghề sửa đồng hồ đã có thời kỳ rất hưng thịnh mà con cái của ông Dũng, ông Long và nhiều thợ sửa đồng hồ lân cận được học hành tới nơi tới chốn, cuộc sống gia đình ổn định hơn.

Cố gắng níu nghề

Quãng thời gian điện thoại di động rồi đồng hồ thông minh ra đời cũng là thời kỳ “khủng hoảng” của nghề sửa đồng hồ.  Điện thoại có hiển thị ngày giờ, có báo thức làm thói quen đeo đồng hồ của mọi người ít dần lại. Đồng hồ thông minh tích hợp những chức năng theo dõi sức khoẻ, sử dụng pin sạc và kết nối với điện thoại là những phát minh tuyệt vời nhưng lại làm khó những ông thợ sửa đồng hồ “già cỗi”.

Đồng hồ thời nay chỉ mang tính thời trang, thể hiện đẳng cấp chứ không còn là nhu cầu thiết yếu. Ông Nguyễn Văn Dũng thông tin: "Khách hàng bây giờ chỉ đến thay pin hoặc sửa những món lặt vặt. Đa phần đồng hồ bây giờ có chính sách bảo hành, phụ kiện chính hãng, người sử dụng yên tâm hơn là những thợ sửa “dạo” như tụi tôi.

Cùng chung quan điểm đó, ông Long thông tin: "Tụi tui giờ chỉ sống nhờ vào thay pin, lời ít chục ngàn mỗi cái. Đồng hồ bây giờ nhiều loại sử dụng pin sạc, mà thợ nhỏ lẻ như tôi cũng không đủ trình độ để sửa chữa những loại đồng hồ đó".

Không chỉ chịu sức ép của thời cuộc mà những thợ sửa đồng hồ còn chịu sức ép cạnh tranh. “Xóm” sửa đồng hồ ngày trước chỉ lác đác vài người, giờ đã hơn chục, tủ sửa đồng hồ mọc ven đường nhiều vô số kể. Bên cạnh đó, trước mỗi tiệm kinh doanh đồng hồ đều có kèm theo một người chuyên làm “dịch vụ” sửa chữa đồng hồ, còn với đồng hồ đắt tiền, người ta lại thích gửi bảo hành chính hãng.

"Sửa đồng hồ không có mùa “đắt hàng”, cũng không ăn theo được những dịp lễ, tết. "Cái đồng hồ hết pin, người ta vẫn có thể đeo cho thời trang mà không cần thiết phải sửa ngay vì đã có điện thoại di động, có thể xem giờ thay thế được", ông Dũng cười ngao ngán.

 Theo nghề mấy mươi năm, đa phần thợ sửa đồng hồ đều có tuổi, cộng với nắng, mưa giữa những khu “chợ trời” nên khi nghề này bị “thoái trào”, người thợ đa phần níu giữ nghề bằng tình yêu, số khác cố gắng cầm chừng để duy trì cuộc sống. “Chúng tôi sống lây lất qua ngày, lắm lúc muốn đổi nghề nhưng lớn tuổi rồi, xin việc đâu ai nhận”, ông Dũng tiếp lời.

Thợ sửa đồng hồ không có trường lớp đào tạo, họ chỉ truyền nghề bằng cách thầy có kinh nghiệm dạy cho trò nhưng dựa trên thực tại, người ta lại thích học sửa điện thoại, sửa máy tính hơn là sửa đồng hồ, vì nó không còn hợp thời. Sự phát triển của xã hội làm những nghề cũ mất dần trước những nghề mới. Sửa đồng hồ cũng không ngoại lệ. Ông Dũng trần tình: "Con cái tôi không theo nghề của cha, người hỏi học sửa đồng hồ vài năm nay cũng không còn. Tôi ngồi ở góc đường này để ngắm nhìn cuộc sống và kiếm niềm vui từ cái nghề hết thời này”.

Hơn một tiếng từ lúc tôi ngồi trò chuyện cùng người thợ sửa đồng hồ ở góc đường Đề Thám, may mắn có được một “khách hàng thân thiết” đến lấy chiếc đồng hồ gửi sửa vài hôm trước. Gọi là thân thiết vì sửa đồng hồ rồi thành bạn, tin tưởng gửi đồng hồ cho phù thuỷ thời gian giữ hẳn mấy ngày. Xong xuôi, ông thợ già cũng bắt đầu cặm cụi dọn dẹp, kết thúc một ngày vất vả trong guồng quay mưu sinh./.

Thảo Linh

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.