ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:40:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

Báo Cà Mau (CMO) Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại các bệnh viện là vấn đề đang được quan tâm trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra khi dùng tiền mặt. Ðồng thời, hỗ trợ bệnh viện dễ dàng quản lý viện phí một cách hiệu quả.

Ghi nhận tại Bệnh viện Công an tỉnh, người dân có nhu cầu đến thăm khám tại bệnh viện sẽ khai báo y tế, lấy số thứ tự, được chỉ định thăm khám và sau cùng là đến quầy viện phí để đóng tiền. Tại đây, theo hướng dẫn của nhân viên y tế, người dân chỉ cần mở điện thoại, đăng nhập ứng dụng ngân hàng, sau đó chọn tính năng QR Pay. Di chuyển camera điện thoại quét mã QR đặt tại bàn thu viện phí, nhập mã OTP để thanh toán. Theo đó, với quy trình này, chỉ mất ít phút là người dân đã hoàn tất việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Người dân được hướng dẫn thanh toán bằng cách sử dụng App quét mã QR để thanh toán viện phí. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Công an tỉnh).

Bà Nguyễn Hồng Mận, Phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ: “Tôi thấy hình thức thanh toán này rất tiện lợi. Thay vì đem theo nhiều tiền mặt, chỉ cần chiếc điện thoại có cài đặt App của ngân hàng là dễ dàng thanh toán viện phí khi đến đây thăm khám sức khoẻ”.

Cũng như bà Mận, ông Bùi Văn Ðại, ngụ xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, rất phấn khởi khi thanh toán dễ dàng bằng cách quẹt thẻ ATM qua máy POS (thiết bị dùng cho phương thức thanh toán bằng thẻ). Ông Ðại cho biết: “Mình đem tiền mặt trong người nhiều sẽ không an toàn, chỉ cần đem theo cái thẻ, chỉ mất ít phút để thanh toán viện phí thay vì phải mất thời gian chờ đợi lâu như trước”.

Ðược biết, thực hiện kế hoạch của Ban Giám đốc Công an tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 1/1/2023, Bệnh viện Công an tỉnh đã triển khai thực hiện ứng dụng, nhằm cải cách thủ tục hành chính trong công tác khám bệnh, tiết kiệm thời gian cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện.

Thượng tá Châu Thanh Phong, Giám đốc Bệnh viện Công an tỉnh, cho biết: “Ðể triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, chúng tôi đã bố trí đội ngũ hướng dẫn người dân. Bà con khi đến đây chỉ cần đem theo điện thoại thông minh sẽ được hướng dẫn cài App của ngân hàng, nếu chưa có thẻ ATM thì cũng có đội ngũ hướng dẫn mở thẻ, để những lần đi khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ được nhanh chóng, thuận tiện”.

Ðể bệnh nhân hiểu được ưu điểm việc thanh toán viện phí qua thẻ, bệnh viện phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hướng dẫn người dân cách cài ứng dụng ngân hàng, cách sử dụng QR Pay, quẹt thẻ ngân hàng qua máy POS. Bên cạnh đó, để người dân thay đổi thói quen thanh toán, bệnh viện phải chuẩn hoá các quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống khám chữa bệnh, bố trí nhân viên chuyên trách tư vấn, giải thích về lợi ích của các phương thức thanh toán không tiền mặt... Mặt khác, bệnh viện cũng chủ động đề xuất với ngân hàng giảm phí giao dịch qua các phương thức thanh toán, xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho người dân khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

“Cùng với đó, trong thời gian tới, Bệnh viện Công an tỉnh cũng sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ, máy móc trang thiết bị, kết nối hệ thống phần mềm với ngân hàng, mở rộng hơn nữa các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt nhằm góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí in ấn hoá đơn. Hạn chế những rủi ro trong các giao dịch bằng tiền mặt, giúp người dân tiết kiệm được thời gian; đồng thời đảm bảo quản lý được viện phí của bệnh nhân một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, công khai và minh bạch”, Thượng tá Châu Thanh Phong thông tin thêm.

Theo Quyết định số 1929/QÐ-UBND ngày 1/8/2022 của UBND tỉnh về Ðề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế, trong năm 2022, thí điểm thực hiện tại các bệnh viện: Ða khoa Cà Mau, Sản - Nhi Cà Mau, Mắt - Da liễu; đồng thời triển khai tại các bệnh viện tư nhân: Hoàn Mỹ Minh Hải, Medic. Năm 2023 sẽ triển khai thực hiện tại các bệnh viện tuyến tỉnh, như Y học cổ truyền, Lao - Bệnh phổi và các bệnh viện huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, Ðầm Dơi, Năm Căn và TP Cà Mau. Tiếp đó, sẽ triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các bệnh viện của quân đội, công an phù hợp. Ngoài ra, khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2024 triển khai thực hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở y tế khác có thu tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, TP Cà Mau. Và năm 2025 sẽ triển khai mở rộng cho các cơ sở y tế có thu còn lại trên địa bàn./.

 

Lê Chí

 

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.