ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 12:40:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thầy giáo Mỹ thuật mê... ảnh

Báo Cà Mau

Lê Hữu Dụng - A.VAPA.

NSNA Lê Hữu Dụng sinh năm 1971, quê tỉnh Thái Bình, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Chi hội Nhiếp ảnh Thái Bình, Hội phó Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Thái Bình.

Vốn là giáo viên Mỹ thuật, nhưng bởi trót bén duyên với nhiếp ảnh, để có thêm điều kiện giao lưu, sáng tác, anh gia nhập Câu lạc bộ Nhiếp ảnh nghệ thuật 30/6 TP Thái Bình vào năm 1996. Một năm sau, tác phẩm “Nhịp gió tình yêu” đoạt giải Ba Cuộc thi Ảnh thời sự - Nghệ thuật tỉnh Thái Bình. Thành tích ban đầu này là động lực lớn thôi thúc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Hữu Dụng dấn thân sáng tác. Ðến nay, sau gần 30 năm cầm máy, anh gặt hái được thành tích ấn tượng, với nhiều giải thưởng tại các cuộc thi ảnh trong tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Bắt đầu ưu tiên thời gian cho sáng tác từ năm 2006, chủ đề yêu thích của anh là ảnh đời thường và nghiên cứu thể nghiệm ảnh ý tưởng. “Nhiếp ảnh như dấu ấn thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cá nhân tôi, từ ý thức sáng tác ảnh nghệ thuật, tôi đã được trải nghiệm cuộc sống phong phú hơn, tiếp cận đa chiều và nâng cao tư duy trong cuộc sống, hình thành phong cách nghiêm túc trong lao động và sáng tạo, gặp nhiều may mắn và thành công hơn”, NSNA Lê Hữu Dụng chia sẻ.

Với lợi thế từng được đào tạo bài bản về mỹ thuật, nên khi lấn sân sang chụp ảnh, tác phẩm của anh chặt chẽ về bố cục, chắt lọc chi tiết. Anh có cách tiếp cận hay và cái nhìn sâu sắc về những đề tài vốn không mới mẻ, đã được nhiều người chụp, như chụp về nghề chạm bạc.

Sau thời gian lên lớp, anh không quên dành thời gian để hết mình cùng nhiếp ảnh, thu vào ống kính cảnh sắc quê hương Thái Bình, làng nghề chạm bạc truyền thống, nét đẹp văn hoá từ chiếu chèo truyền thống làng Khuốc...

Hiện anh tìm hiểu, xây dựng và sáng tác ảnh bộ về đời thường, một số làng nghề tại quê nhà tỉnh Thái Bình, tiếp tục nghiên cứu thể nghiệm ảnh ý tưởng.

Kiểm tra.

Kiểm tra.

Kỷ vật với thời gian.

Kỷ vật với thời gian.

Quà của biển.

Quà của biển.

“Tìm về cội nguồn”, giải Nhất năm 2006; “Ðược mùa”, giải Nhì năm 2009 Cuộc thi Ảnh thời sự - Nghệ thuật tỉnh Thái Bình. “Chạm bạc truyền thống”, giải Nhất Cuộc thi ảnh Du lịch mở rộng tỉnh Thái Bình năm 2018; “Tinh hoa nghề chạm’’, “Phiên chợ chiều”, giải Khuyến khích tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng Sông Hồng năm 2002, 2004.

Cùng với Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Lê Quý Ðôn: “Khúc giao hưởng đồng bằng”, giải Khuyến khích lần thứ 5 (2002-2007); “Ðược mùa”, giải Khuyến khích lần thứ 6 (2007-2012); “Làng biển ngày hội”, giải Nhì lần thứ 7 (2012-2017); “Chạm bạc truyền thống”, giải Nhì lần thứ 8 (2017-2022), Lê Hữu Dụng còn vinh dự được nhận bằng khen của Hội NSNA Việt Nam năm 2013; Giải A Ðầu tư sáng tác của Hội NSNA Việt Nam năm 2018 với đề tài "Làng nghề chạm bạc truyền thống Ðồng Xâm"... cùng nhiều tác phẩm triển lãm tại cuộc thi các cấp.

 

Vĩnh Xuân giới thiệu

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.