ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:24:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thầy tiếc cây kim máy hơn những giọt máu

Báo Cà Mau Cách đây 40 năm, đó là những ngày cuối của năm 1974, tại lớp học của cô Bình ở Bào Dừa, hai chị em của em là Huỳnh Lê và Huỳnh Ðào nhập học. Do vào trường những ngày gần Tết nên khi thầy, cô may đồ Tết cho các bạn, 2 em không có phần vải. Nghe cô Bình bàn với thầy Trung: “Sẽ tận dụng vải bên hông, cắt ống hẹp lại để mót cho Huỳnh Lê, Huỳnh Ðào đứa một cái quần”, em mừng vô cùng! Ðồ Tết của tụi em là một cái quần ni-lông đen.

Cách đây 40 năm, đó là những ngày cuối của năm 1974, tại lớp học của cô Bình ở Bào Dừa, hai chị em của em là Huỳnh Lê và Huỳnh Ðào nhập học. Do vào trường những ngày gần Tết nên khi thầy, cô may đồ Tết cho các bạn, 2 em không có phần vải. Nghe cô Bình bàn với thầy Trung: “Sẽ tận dụng vải bên hông, cắt ống hẹp lại để mót cho Huỳnh Lê, Huỳnh Ðào đứa một cái quần”, em mừng vô cùng! Ðồ Tết của tụi em là một cái quần ni-lông đen.

Buổi sáng, thầy, cô đi dạy, tụi em đi học. Trưa về cô Bình cắt, thầy Ða và thầy Trung may. May luôn đến đêm để còn kịp phát cho tụi em về mặc Tết. Cắt, may ngay tại chỗ ở của cô Bình (cô ở chung với tất cả bọn con gái tụi em). Ngày Tết gần kề, sợ đồ may không kịp nên chiều chạng vạng hôm đó, cô nói: “Hai thầy may đua đi cho nhanh”. Hai thầy đồng ý.

Thầy Ða nói: “Tôi may một cái quần trong 10 phút”.

Thầy Trung bảo: “Tôi may trong 7 phút”.

Thầy Ða: “Tôi may trong 5 phút”.           

Thầy Trung: “Ðồng ý luôn. Tôi may quần Lý Kim Tiến”.

Thầy Ða: “Tôi may quần Huỳnh Ðào, nhỏ hơn, may mau thắng ông chắc luôn”. Chị Huệ đi đốt thêm đèn con cóc và cuộc thi may quần lặng lẽ trong đêm bên ánh đèn dầu được bắt đầu. Cô Bình vừa là thợ cắt vừa là trọng tài, mấy đứa con gái tụi em ngồi bên bộ vạt đối diện với thầy, cô đang im lặng dõi theo làm cổ động viên cho 2 thầy. Em nôn nóng đồ mới quá, nên đã bước xuống đất đi tới, đi lui, chỉ mong thầy Ða may xong là mặc thử liền.   

Bỗng, rốp! Một tiếng động nhỏ đủ phá tan sự im lặng. “Kim gãy Bình ơi!”, thầy Ða hốt hoảng la lên. Thầy Trung liền hỏi: “Có sao hôn?”. Không có tiếng trả lời. Tất cả chúng em hướng mắt nhìn thầy Ða, rồi nhìn chỗ cây kim máy của thầy. Cây kim đã gãy đôi, nửa phần dưới đâm thẳng vào đầu ngón tay trỏ trái của thầy, phần còn lại còn dính trong máy may.

Thầy dùng tay phải lăn bánh xe đầu máy, nhấc chân vịt, gỡ phần trên kim ra rồi thầy mới rút phần kim bị gãy còn đang đâm ở đầu ngón tay ra. Máu ứa ra nhiễu liền giọt trên bàn máy, cô Bình quýnh lên, vội đi tìm vải băng cho thầy. Còn thầy thì cứ cầm 2 khúc gãy của cây kim đem so lại, kề sát lại, muốn nó dính liền, dù biết đó là điều không thể, mặc cho máu trên đầu ngón tay cứ nhiễu. Trái tim của chúng em se thắt lại vì thương thầy bị đau. Còn thầy mặt buồn rười rượi, vì tiếc cây kim.

Ngày đó chúng em chưa đủ lớn khôn để hiểu rằng, 1 cây kim may máy trước ngày giải phóng là điều không dễ có, và càng chưa hiểu đươc nỗi lo “gãy cây kim sẽ may đồ không kịp cho chúng em mặc Tết”, nỗi lo lớn bao trùm ở trong lòng thầy.

Thưa thầy, đã bốn mươi năm trôi qua, có lẽ thầy không còn nhớ về câu chuyện này? Nhưng câu chuyện rất thật, rất đời thường, bình dị, gần gũi mà vô cùng thiêng liêng cao đẹp về tấm lòng của thầy đã mãi mãi ghi khắc trong lòng của mỗi chúng em trong suốt cuộc đời này.

 Mười năm sau (1984)

Em đang xếp hàng rồng rắn để chờ lãnh cơm ở nhà ăn của Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, bất ngờ thấy thầy từ xa. Em chui vội dưới cây sắt cản ngang bên hông để xếp hàng, chạy về phía thầy, gọi: “Thầy, thầy, thầy, thầy ơi! Thầy…”. Thầy trò nhận ra đang học cùng khoá trong một trường đại học. Em mừng vui quá nên chỉ đứng nhìn, không biết hỏi thêm gì. Chợt thầy hỏi em: “Cái chân bị gì mà cà nhắc vậy?”. “Dạ, hôm qua em đi chợ chiều bị chó cắn”, em trả lời. Thầy hỏi em ở phòng mấy…

Ăn cơm trưa xong được một lúc, nghe có người tìm ngoài cửa, thầy đứng vịn xe đạp tìm em. Thầy nói: “Lên xe thầy chở đi chích ngừa”. Từ trường đến Bệnh viện huyện Thủ Ðức xa tới mấy cây số, vậy mà cứ đến hẹn của bệnh viện, thầy đến chở em đi cho đến đủ 5 lần chích mới thôi. Ở vùng đất đỏ miền Ðông này, buổi trưa nắng như đổ lửa, gió thổi cát và đất đỏ cuộn lên mù mịt, đường dốc cao, chiếc xe đạp của thầy lỏng sên, kêu rẹt… rẹt. Khi lên dốc, thầy cong lưng đạp, những cái dốc cao, dốc dài vắt kiệt sức thầy. Em mong sao nhanh xuống dốc để thầy có thể lấy lại chút sức lực, để rồi lại lên dốc. Nhưng mỗi khi đến đỉnh dốc, thì thầy dừng xe, dẫn bộ xuống. Thầy nói: Xe lỏng sên quá, xuống dốc nguy hiểm lắm, chân em bị đau cứ ngồi im đó. Thầy dẫn xe xuống hết dốc, lại cong lưng đạp lên dốc. Cả đi và về đến 10 lần trên con đường dài này, không có lần nào xe được thả dốc…

Thưa thầy! Thầy là ai? Là cha, là mẹ hay là ông Tiên? Ngày trước khi còn học dưới mái Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, thầy, cô đã thay cha, thay mẹ chăm sóc chúng em, còn giờ đây em đã xa tầm tay thầy, cô về với mẹ, cha đã lâu, vậy mà khi em gặp khó khăn, thì tấm lòng bao dung, nhân hậu ấy luôn hiện hữu và dắt dìu, nâng đỡ em…

Không phải chỉ có riêng em, mà các bạn học sinh Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình em cũng đều được soi sáng bởi tình yêu thương, lòng nhân hậu của thầy. Một việc làm mà với  thầy là rất bình thường: Chở học sinh cũ đi chích ngừa, nhưng thầy chắc không biết rằng, thầy đã cứu sống em. Thầy có biết không, sau đó, con chó cắn em đã chết vì bị dại.

Thưa thầy! Em không có đủ câu từ nào nói hết công ơn của  thầy đối với em, bởi vì đi khắp thế gian này, có mấy ai có được người thầy như thầy của em! Tình cảm và công ơn thầy mãi mãi là hành trang trong em suốt cuộc đời này. Em muốn nói một câu rất chân thành với tất cả mọi người rằng: “Thầy của em là người rất vĩ đại!"./.

Huỳnh Ðào, học sinh khoá 3, 4, Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.