ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 15:52:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thí điểm giáo dục chất lượng cao - 12 năm tìm hướng đi bền vững

Báo Cà Mau

Nhằm phát hiện, bồi dưỡng học sinh (HS) có tố chất thông minh và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, thời gian qua, Sở GD-ĐT Bạc Liêu đã phối hợp với các sở, ngành liên quan thí điểm mô hình trường, lớp chất lượng cao (CLC) ở bậc tiểu học và THCS. Sau 12 năm triển khai, mô hình bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ HS giỏi, tạo nguồn nhân lực chất lượng. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của các giáo viên, phụ huynh và HS trong tỉnh.

Các thí sinh tham gia kỳ kiểm tra khảo sát năng lực học tập dự tuyển vào lớp 6 chất lượng cao. Ảnh: Đ.K.C

Từ chủ trương đúng đến chặng đường dài

Khởi động từ năm học 2012 - 2013, mô hình lớp CLC được xem là bước đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới giáo dục của tỉnh Bạc Liêu. Với mục tiêu hình thành môi trường học tập tiên tiến, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho HS khá, giỏi, mô hình này đã được thí điểm tại một số trường tiểu học và THCS ở TP. Bạc Liêu, sau đó từng bước mở rộng ra các địa phương khác.

Điểm nổi bật của loại hình giáo dục này là việc tổ chức tuyển sinh đầu vào một cách bài bản thông qua kỳ kiểm tra năng lực HS lớp 2 và lớp 5. Sau khi tuyển chọn, các em được học trong môi trường có sĩ số phù hợp, được tiếp cận chương trình giáo dục nâng cao với các tài liệu riêng, tăng cường các môn mũi nhọn như Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Khoa học… Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy cũng là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

Theo đó, qua 12 năm triển khai (2012 - 2025), toàn tỉnh đã có 3.640 HS tiểu học, THCS tham gia loại hình lớp CLC. Ngoài chương trình chính khóa theo khung của Bộ GD-ĐT, các em HS còn học thêm tài liệu giáo dục theo chủ đề nâng cao ở một số môn học do Sở GD-ĐT biên soạn. Giai đoạn này, toàn tỉnh đã tuyển chọn 45 giáo viên tiểu học và 66 giáo viên THCS tham gia giảng dạy các lớp CLC. Đồng thời, tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, chi trả chế độ, chính sách cho giáo viên với tổng kinh phí hơn 46,3 tỷ đồng. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên theo từng năm học ở các lớp CLC.

Ông Dương Hồng Tân - Phó Giám đốc Phụ trách Sở GD-ĐT, nhìn nhận: “Bên cạnh những chuyển biến tích cực, thực tế triển khai cũng bộc lộ không ít khó khăn. Việc mở rộng lớp CLC ra các huyện gặp nhiều rào cản, từ điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng giáo viên. Một số nơi chưa tuyển đủ HS theo chỉ tiêu đề ra, hoặc chưa có sự đồng thuận cao của phụ huynh do lo ngại áp lực học tập cho con em mình. Ngoài ra, dù yêu cầu chuyên môn đối với giáo viên dạy lớp CLC cao hơn hẳn lớp thường, nhưng chính sách đãi ngộ và chế độ hỗ trợ chưa tương xứng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và khiến không ít giáo viên còn e ngại khi được phân công giảng dạy lớp này…”.

Giáo dục mũi nhọn khởi sắc

Không chỉ tạo dựng một môi trường học tập năng động, lớp CLC ở Bạc Liêu còn đang dần chứng tỏ vai trò đầu tàu trong nâng cao chất lượng giáo dục đại trà lẫn giáo dục mũi nhọn. Minh chứng rõ nét là kết quả học tập và rèn luyện của HS được ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt qua từng năm.

Ở cấp tiểu học, việc áp dụng phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp HS tiếp cận nội dung nâng cao một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Hơn 96% HS lớp 3, 4, 5 đạt điểm cao trong các môn chủ lực như Toán, Tiếng Việt; toàn bộ HS được đánh giá đạt mức Tốt ở tất cả các năng lực và phẩm chất theo yêu cầu chương trình.

Ở bậc THCS, đặc biệt là Trường THPT Chuyên Bạc Liêu (TP. Bạc Liêu) và một số trường tại trung tâm các huyện, thị xã, kết quả học tập của HS lớp CLC luôn vượt xa mặt bằng chung. Hằng năm, trên 99% HS đạt học lực từ loại Khá trở lên, 100% đạt hạnh kiểm Tốt. Các kỳ thi HS giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh cũng ghi nhận hàng trăm giải thưởng mỗi năm, trong đó có rất nhiều giải Nhất, Nhì.

Điểm sáng rõ nét nhất là kết quả tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Bạc Liêu. Từ các lớp CLC THCS, tỷ lệ HS trúng tuyển lớp 10 Chuyên đạt trên 90% mỗi năm - một con số ấn tượng, khẳng định chất lượng đầu ra thực chất. Riêng năm học 2024 - 2025, ngoài các môn chuyên truyền thống, đã có thêm HS trúng tuyển chuyên Tin học và Lịch sử, cho thấy sự đa dạng hóa năng lực HS được nuôi dưỡng từ sớm.

Tại các địa phương như: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, dù còn một số khó khăn, nhưng các trường vẫn duy trì chất lượng giáo dục đáng khích lệ. Kết quả thi HS giỏi cấp tỉnh và tuyển sinh vào lớp chuyên vẫn có mặt nhiều HS từ các huyện - minh chứng cho tiềm năng không nhỏ từ mô hình lớp CLC nếu được đầu tư đồng bộ.

Kể từ năm học 2025 - 2026, vì nhiều lý do khách quan, Bạc Liêu sẽ dừng triển khai loại hình giáo dục CLC đối với tiểu học. Riêng cấp THCS, Hiệu trưởng các trường sẽ tham gia triển khai hoạt động giảng dạy tài liệu nâng cao cấp THCS.

Nhìn tổng thể, mô hình lớp CLC đã và đang tạo ra một môi trường giáo dục với chất lượng vượt trội - nơi hội tụ những HS xuất sắc, được dẫn dắt bởi giáo viên tâm huyết và chương trình phù hợp. Tuy còn không ít khó khăn về đội ngũ và chính sách hỗ trợ, nhưng hiệu quả đã phần nào khẳng định hướng đi đúng đắn trong nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, góp phần hình thành lực lượng HS nòng cốt cho các kỳ thi quan trọng và bồi đắp nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh trong tương lai.

Kim Trúc

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.