ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:53:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thi hành án dân sự vẫn còn vụ việc kéo dài

Báo Cà Mau Theo đánh giá của Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh, mặc dù kết quả THADS năm 2024 của đơn vị đã đạt và vượt chỉ tiêu do Bộ Tư pháp, Tổng Cục THADS giao, nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vụ việc kéo dài, chưa được thi hành dứt điểm.

Năm 2024, Cục THADS tỉnh đã thi hành xong 15.100 việc, đạt 84,01% (tăng 2,15% so với cùng kỳ năm 2023), vượt 0,76% so với chỉ tiêu Tổng Cục THADS giao; về tiền, đã thi hành xong đạt 59,64% (tăng 9,68% so với cùng kỳ năm 2023), vượt 13,09% so với chỉ tiêu của Bộ Tư pháp và Tổng Cục THADS giao. Về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, Cục THADS tỉnh đã thi hành xong 8/12 việc có điều kiện thi hành án (THA), đạt 67%.

Thực tế cho thấy, số lượng án thụ lý quá nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước, đã và đang là thách thức lớn đối với công tác THA tại địa phương. (Ảnh minh hoạ: Một phiên xét xử tại Toà án Nhân dân tỉnh).

Thực tế cho thấy, số lượng án thụ lý quá nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước, đã và đang là thách thức lớn đối với công tác THA tại địa phương. (Ảnh minh hoạ: Một phiên xét xử tại Toà án Nhân dân tỉnh).

Ông Trần Ðình Trường, Phó cục trưởng Cục THADS tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, đơn vị đã quan tâm chỉ đạo việc tổ chức THA đối với các đơn vị có nhiều hồ sơ THA, án phức tạp. Những đơn vị có hạn chế, thường xuyên báo cáo khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác tham mưu cho ban chỉ đạo THADS cùng cấp; duy trì và phát huy công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan, ban, ngành, cấp uỷ chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức THA. Thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi cục THADS, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị (đặc biệt là các vụ việc khó thi hành, án tuyên không rõ, án có giá trị lớn, án có tính chất phức tạp...)".

Ông Trường cũng nhìn nhận, mặc dù kết quả THADS năm 2024 của Cục THADS tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vụ việc kéo dài, chưa được thi hành dứt điểm. Các cơ quan THA trong tỉnh đã thấy rõ và có những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Phân tích nguyên nhân, ông Trường cho rằng, chủ yếu là do số lượng án thụ lý quá nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân 3 năm gần đây mỗi năm thụ lý trên 25 ngàn việc, với số tiền gần 8 ngàn tỷ đồng (đứng thứ 7, thứ 8 toàn quốc).

Cụ thể, năm 2024 thụ lý 28.837 việc, với số tiền trên 8 ngàn tỷ đồng, trong khi đó biên chế được giao chỉ có 133 người, với 63 chấp hành viên, có 38 chấp hành viên là lãnh đạo các đơn vị. Bình quân 1 chấp hành viên phải giải quyết gần 445 việc/năm, cao gần 2 lần bình quân chung cả nước. Lượng việc, tiền thụ lý của Cà Mau đứng thứ 7, 8 so với toàn quốc, nhưng biên chế giao đứng thứ 35 so với 63 tỉnh/thành. Ðây là áp lực rất lớn đối với các chấp hành viên và các cơ quan THADS trong tỉnh.

Mặt khác, việc THA liên quan đến các tổ chức tín dụng ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, tài sản kê biên để đảm bảo THA bán đấu giá nhiều lần không có người mua. Hồ sơ THA cho các công ty tài chính, công ty mua bán nợ ngày càng nhiều, việc xác minh phân loại hồ sơ THA gặp nhiều khó khăn, do thông tin không đầy đủ, không rõ ràng; một số vụ việc chính quyền địa phương không đồng thuận với các phán quyết của trọng tài.

Ông Trường cho biết: "Thực tế đã qua cho thấy, công tác THADS vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Số lượng các vụ việc tranh chấp kinh tế, dân sự có xu hướng ngày càng tăng, tính chất của các vụ việc ngày càng phức tạp, nhất là những vụ việc phải kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, nhà đất có giá trị lớn. Cùng với đó, tình trạng pháp lý của tài sản để bảo đảm THA thường phức tạp, nhiều trường hợp chưa được xác định rõ, đến giai đoạn THA có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh phải xác minh, làm rõ, giải quyết trước khi xử lý; nhiều tài sản xử lý là dự án hiện chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về đầu tư và đất đai theo quy định...".

Ðể tiếp tục nâng chất hoạt động THADS tại địa phương, theo Cục THADS tỉnh, thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS, thi hành án hành chính (THAHC) để các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác THADS, THAHC. Bên cạnh đó, tăng cường công tác vận động, giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội và Nhân dân đối với công tác THADS, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài, phải cưỡng chế THA.

Nâng cao hiệu quả hoạt động ban chỉ đạo THADS gắn với tăng cường quản lý Nhà nước về THADS trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo, cho ý kiến giải quyết những vụ việc THA lớn, phức tạp, kéo dài trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu ổn định chính trị, xã hội, nhất là ở thời điểm cưỡng chế. Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác của các ngành, thành viên ban chỉ đạo THADS các cấp và các cơ quan khối nội chính trong THADS, THAHC.

Bên cạnh đó, cấp uỷ các cấp, cùng với việc tăng cường lãnh đạo, phải coi công tác THADS là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương; định kỳ hoặc đột xuất thường trực cấp uỷ nghe cơ quan THA báo cáo tình hình công tác THADS để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS, tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong tổ chức cưỡng chế THA, nhất là các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; thường xuyên báo cáo với cấp uỷ, UBND, trưởng ban chỉ đạo THADS cùng cấp và trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tháo gỡ những phát sinh trong THA và để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc THA...

 

Văn Ðum

 

Bắt giữ tàu chở 16.000 lít dầu trái phép

Trong quá trình tuần tra đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 16.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Tạm giữ gần 700 bao thuốc lá nhập lậu

Thông tin từ Đồn Biên phòng Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, đơn vị vừa lập biên bản và tạm giữ gần 700 bao thuốc lá nhập lậu đang được bán trên địa bàn.

Đồn Biên phòng Khánh Tiến phát hiện nhiều điện thoại không rõ nguồn gốc

Sáng 6/1, Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Khánh Tiến (BĐBP Cà Mau), cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp mua bán điện thoại di động không có hoá đơn, chứng từ.

Kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn ma tuý

Tệ nạn ma tuý đã và đang là vấn nạn nhức nhối của xã hội, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng về an ninh trật tự, sức khoẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Thời gian qua, Công an tỉnh Cà Mau quyết liệt đấu tranh, truy quét, đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng bằng nhiều cách làm hiệu quả. Ðiều đó thể hiện rõ qua số vụ việc được triệt phá năm sau đều cao hơn năm trước.

Khởi tố bị can liên quan “lập quỹ trái phép”

Tối 2/1, theo nguồn tin của Báo Cà Mau, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh và bà Đinh Cẩm Nhung, kế toán đơn vị để điều tra về hành vi “lập quỹ trái phép”.

Cần quản lý chặt chợ tự phát

Hiện nay, tại khu vực giao lộ Ðầm Dơi - Cà Mau thuộc tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua xã Hoà Thành, TP Cà Mau, xuất hiện nhiều hộ dân buôn bán tự phát ven tuyến đường DT988 hướng về trung tâm huyện Ðầm Dơi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ðiều đáng quan tâm là, nếu thiếu sự quản lý kịp thời, một khi đã hình thành chợ lớn hơn thì việc dẹp bỏ hoặc sắp xếp lại sẽ trở nên khó khăn và phức tạp.

Ðưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đi vào đời sống

Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện U Minh tổ chức sự kiện truyền thông “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024 tại các xã nằm trong dự án trên địa bàn huyện.

Hiệu ứng từ tuyến đường “Nhà tôi an toàn”

Mô hình tuyến đường "Nhà tôi an toàn" là sáng kiến được triển khai từ tháng 5/2024, với sự phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, mô hình này không chỉ đơn thuần là hoạt động tuyên truyền về ATGT, mà còn góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, có ý thức và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác khi tham gia giao thông.

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 12

Chiều 27/12, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại chủ trì buổi  tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh tháng 12/2024. Buổi tiếp liên quan đến yêu cầu của ông Dương Văn Mập, ở ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) tại địa phương, Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân tỉnh đã ký Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại toà. Đây là một trong nhiều giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả, trọng tâm là đảm bảo tính kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ.