ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 10:28:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiêng liêng ngày hội toàn dân

Báo Cà Mau (CMO) Thời điểm cận kề ngày 23/5/2021 - ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỉnh Cà Mau đang rốt ráo hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng điều kiện tốt nhất để mọi cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Ðây thực sự là ngày hội của toàn dân, bởi mỗi lá phiếu trực tiếp lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng, đủ đức, đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội và cơ quan quyền lực Nhà nước của địa phương. Cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng này sẽ là tiền đề để đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Bầu cử năm nay có nhiều điểm đặc biệt, có thể nói là chưa từng có tiền lệ, khi cả nước vừa căng sức phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo tổ chức thành công, thắng lợi cuộc bầu cử. Trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử cũng đã từng chứng kiến những cuộc bầu cử hết sức đặc biệt, hết sức hệ trọng, mà thành công của sự kiện này có ảnh hưởng đến sự tồn vong và vận mệnh của đất nước. Ðó là cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên, diễn ra ngày 6/1/1946, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh vào ngày 2/9/1945 ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Thù trong, giặc ngoài, hơn 90% dân số mù chữ, thế nhưng sự kiện này vẫn diễn ra thắng lợi với ý nghĩa to lớn. Cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên độc lập của nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau cuộc Tổng tuyển cử đã có một Quốc hội thống nhất, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và hệ thống chính quyền hoàn thiện về danh nghĩa và pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam trong đối nội, đối ngoại. Cuộc Tổng tuyển cử là căn cứ đanh thép, vững chắc khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ Nhân dân và hợp hiến, hợp pháp.

Trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, Bác Hồ đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc của nước nhà... Tổng tuyển cử là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”. Với thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, Người nhấn mạnh tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào, mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam... Quốc hội là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”. Và thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, như lời Người dạy: “Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta”.

Một kỳ bầu cử khác, vô cùng đặc biệt của lịch sử của đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh, đó là cuộc bầu cử để giang sơn nối liền một dải, Nam - Bắc một nhà, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất khoá VI, ngày 25/4/1976. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa trải qua công cuộc kháng chiến trường kỳ với đế quốc Mỹ sừng sỏ và bè lũ tay sai. Ðất nước trọn niềm vui vào ngày 30/4/1975 lịch sử, non sông thu về một mối, nhưng ở 2 miền chưa thống nhất về tổ chức Nhà nước. Tổng tuyển cử là nhiệm vụ cấp thiết, hệ trọng và là mong ước của Nhân dân, như khẳng định của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lao động Việt Nam xác định: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Bối cảnh của cuộc Tổng tuyển cử thống lần thứ VI, ngày 25/4/1976 đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tàn dư chế độ cũ vẫn chưa xoá bỏ hoàn toàn, ra sức chống phá cách mạng với nhiều thủ đoạn, hình thức. Sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, đất nước chưa liền sẹo những mất mát, đau thương, nhưng không khí của cuộc bầu cử vẫn thực sự làm náo nức lòng người. Tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu đạt 98,77%, cho thấy đây thực sự là ngày hội của toàn dân, của nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất. Ðây là thành quả cách mạng vĩ đại của cả dân tộc, một mốc son lịch sử chói lọi của nước nhà.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện được Ðảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong nước cũng như kiều bào nước ngoài đặt nhiều kỳ vọng lớn lao. Cơ đồ, vị thế của nước Việt Nam hiện nay như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “chưa bao giờ có được”. Ðây là vận hội lớn để Việt Nam tiến đến mục tiêu trở thành một đất nước phát triển, hùng cường, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng mong mỏi. Ðại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, nhưng Việt Nam vẫn vững vàng nhờ quyết sách đúng đắn của Ðảng, Nhà nước và sức mạnh đoàn kết, chung sức chung lòng của cả dân tộc. Và thắng lợi của cuộc bầu cử cận kề sẽ là nền tảng, động lực để đất nước viết nên những kỳ tích trong chặng đường mới.

Thời gian và bối cảnh lịch sử tuy có khác nhau, nhưng tính chất của các kỳ bầu cử trong thời đại Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị cốt lõi: Bầu cử là ngày hội của toàn dân, là dân chủ, là đoàn kết.

Tại Cà Mau, không khí của ngày hội đã thực sự rộn ràng, thật sự đang là tâm điểm của người người, nhà nhà. Phó chủ tịch HÐND tỉnh Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh lưu ý rất cụ thể với các địa phương: “Phải chuẩn bị tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi cử tri được đi bỏ phiếu. Việc tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, sinh khí của ngày hội toàn dân hết sức quan trọng. Bởi chỉ có như vậy thì cử tri mới hăng hái đi bầu, bầu những đại biểu xứng đáng nhất, đủ sức gánh vác những công việc hệ trọng của quốc gia, địa phương trong bối cảnh hiện nay”.

Tinh thần chuẩn bị cuộc bầu cử của Cà Mau là nhất quán, như lời của Phó chủ tịch HÐND tỉnh Dương Huỳnh Khải khẳng định: “Không vì bất cứ khó khăn nào mà cử tri không thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử”. Tỉnh Cà Mau đã được chủ trương bầu cử sớm ở vùng biển đảo gồm khu vực Hòn Khoai (huyện Ngọc Hiển) và Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời). Các đối tượng cử tri như người già, người tàn tật, ốm đau, tạm trú... đều đã được rà soát chặt chẽ, có phương án hỗ trợ tốt nhất để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Ðiểm bầu cử tại ấp Trống Vàm, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân đã sẵn sàng cho ngày hội lớn.

Ðối với các địa bàn nông thôn, phải bố trí địa điểm bỏ phiếu thuận lợi nhất về giao thông, tổ chức các đội bỏ phiếu lưu động, đảm bảo phải nắm chặt địa bàn, không để sót lọt bất cứ cử tri nào. Trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, phải đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử, nhưng cũng không vì tâm lý sợ hãi, né tránh dịch bệnh mà để xảy ra tình trạng cử tri không đi bỏ phiếu. Ðồng thời tính toán đến các phương án để chủ động với biến đổi của thời tiết, chăm lo hậu cần để phục vụ cử tri chu đáo tại các địa điểm bỏ phiếu.

Lịch sử đã minh chứng, những kỳ bầu cử càng đặc biệt, đối mặt nhiều thách thức thì thành công càng có giá trị to lớn. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Thắng lợi của cuộc bầu cử lần này do đó, càng được kỳ vọng lớn lao. Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung đã sẵn sàng cho ngày hội lớn./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.

Kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở bất kỳ quốc gia nào, việc kiểm soát quyền lực quyết định tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng trong tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng của các nước trên thế giới. Vấn đề kiểm soát quyền lực được Ðảng ta rất chú trọng trong lãnh đạo toàn diện đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đang tâm thế đón nhận kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

Ðấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, thành quả cách mạng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, những thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Ðấu tranh với các luận điệu sai trái không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân.