ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 23:17:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiếu lao động ở nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Thiếu lao động ở các vùng nông thôn đang là vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp.

Tình trạng này đang tiếp diễn theo chiều hướng tăng bởi lao động trẻ hiện nay có xu hướng tìm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố trung tâm.

Xu hướng ly nông, ly hương 

Theo thống kê, tổng số lao động toàn tỉnh (từ 15 tuổi trở lên) khoảng 708.601 người, chiếm 57,95% dân số. Trong đó, ở thành thị khoảng 148.735 lao động, còn lại khoảng 559.866 lao động ở nông thôn. Hằng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 37.000 lao động. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trong số này là lao động ngoài tỉnh. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, tình trạng này khiến lao động nông thôn ngày càng trở nên khan hiếm. 

Tình trạng người già phải ra đồng ngày càng phổ biến ở các vùng nông thôn.

Phần lớn những người chấp nhận xa quê để tìm cơ hội đổi đời ở các thành phố, khu công nghiệp ngoài tỉnh là nông dân nghèo, ít đất sản xuất, không có công ăn việc làm, thu nhập bấp bênh… Tuy nhiên, có những trường hợp nhà đủ tư liệu sản xuất vẫn khăn gói ra đi theo kiểu trào lưu. Anh Nguyễn Việt Khái, ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình là một trong số đó.

Là con trai duy nhất trong gia đình có đến 9 chị em gái (đã có gia đình và ở riêng), thế nhưng, sau khi cưới vợ được vài năm, hai vợ chồng anh cũng dắt nhau lên Bình Dương tìm việc, để lại cha mẹ già đã ngoài tuổi 60 cùng hơn 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh. Sau gần 2 năm cật lực làm việc ở xứ người, anh Khái nhận ra ước muốn đổi đời ở đây không thể đạt được, đành trở về tiếp tục bám vườn, bám vuông.

Anh Khái tâm sự: “Do thiếu trình độ, không kinh nghiệm, thiếu kỹ năng nên chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công. Việc làm chủ yếu trong suốt thời gian ở Bình Dương là lao động công nhật, thu nhập không bao nhiêu trong khi đủ các thứ chi phí mà loại nào cũng giá cao, thấy vậy về quê chắc ăn hơn”.

Ly hương đến những thành phố trung tâm như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai hay Bình Dương... để tìm kiếm cơ hội việc làm đang trở thành xu thế của lao động trẻ hiện nay. Xu thế này đang tạo cho giới trẻ một cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cũng như có điều kiện học hỏi, tiếp cận tiến bộ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, nó đang để lại một hệ luỵ tất yếu là lao động nông thôn ngày một thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp.

Vất vả chuyện thuê nhân công 

Là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp khá đặc biệt, toàn huyện Thới Bình trong vụ mùa vừa qua sản xuất trên 19.000 ha lúa trên đất nuôi tôm, gần 649 ha mía và hơn 12.000 ha tôm càng xanh xen canh ruộng lúa… Tuy nhiên, tất cả các loại hình sản xuất trên hiện chưa thể cơ giới hoá mà phụ thuộc phần nhiều vào lao động thủ công. Do đó, trong hơn 1 tháng vừa qua, thời điểm thu hoạch chính vụ các loại cây trồng, vật nuôi trên trong tình trạng thiếu lao động khá nghiêm trọng.

Vừa cân xong đợt mía thứ hai, anh Quân (Võ Minh Quân), ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, thở phào nhẹ nhõm, tất cả những lo lắng hơn 1 tháng qua đã được trút bỏ. “Tổng cộng chỉ hơn 40 tấn mía mà phải chia làm 2 đợt thu hoạch mới xong. Gần 1 tháng trời hầu như không ngày nào vào tới nhà trước 6 giờ tối. Lúa - mía - tôm… nó quay muốn chóng mặt”, anh Quân tâm sự.

Vụ mùa vừa qua, gia đình anh Quân canh tác khoảng 1,5 ha lúa trên đất nuôi tôm, xen canh 20.000 con tôm giống càng xanh và chỉ khoảng 0,3 ha mía. Tuy không phải là hộ có diện tích quá lớn so với nhiều hộ khác trong khu vực, nhưng gia đình không có lao động phụ nào khác ngoại trừ vợ anh. Trong khi đó, lúa - tôm càng xanh và mía thời gian thu hoạch gần như trùng nhau nên việc thuê lao động là điều gần như bắt buộc.

“Lúa và mía cần rất nhiều lao động nhưng năm nay có tiền cũng không thuê được người làm”, anh Quân khẳng định.

Anh Quân cho biết thêm, những năm trước khi đến mùa lúa có rất nhiều lao động ở các tỉnh về đây, nhưng năm nay không có. Lao động địa phương thì càng hiếm do tất cả đều thu hoạch đồng loạt, giá mỗi công gặt lên đến 500.000 đồng mà phải nài nỉ từng người. Cây mía càng thảm hơn, giá bán chỉ 650.000 đồng/tấn mà tiền thuê thu hoạch một tấn mía đến 260.000 đồng, gần như chia đôi mà cũng không có người làm. Sở dĩ chỉ gần 40 tấn mía mà phải chia ra làm 2 đợt bán là do không thu hoạch kịp, dù đã tranh thủ được 2 người làm theo kiểu vần công.

“Năm sau chắc bỏ cây mía, làm quá cực mà không lời lóm gì, tiền nhân công "ăn" hết”, anh Quân bộc bạch.

Dù chật vật nhưng gia đình anh Quân cũng đã kết thúc được vụ mùa để trở lại đối tượng nuôi chính là con tôm sú quảng canh có phần nhàn hạ hơn. Không được như gia đình anh Quân, vợ chồng anh Võ Thanh Tùng chỉ mới thu hoạch được một nửa diện tích mía chưa đầy 0,4 ha của mình. Anh Tùng cho biết, lao động thì không thuê được, trong khi đến ngày 11/12 âm lịch các thương lái đã ngưng mua nên thu hoạch được bao nhiêu hay bấy nhiêu, còn lại đợi qua Tết tính tiếp.

Không riêng gia đình anh Tùng, hiện nay diện tích mía trên địa bàn huyện Thới Bình còn khá lớn do không thu hoạch kịp, phải đợi qua Tết do hiện nay các thương lái đã ngưng mua. Ngay cả con tôm càng xanh, việc kiếm người thu hoạch cũng là bài toán không hề đơn giản. Mặc dù tôm càng xanh mang lại thu nhập tăng thêm khá cao cho gia đình, nhưng ông Dương Thanh Tòng, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cho biết, cũng không nuôi liên tục mà năm nuôi năm không, do không có người thu hoạch. Vụ tôm và lúa vừa rồi gia đình có đến 2,8 ha nên phải huy động người thân từ Bạc Liêu xuống tiếp, còn ở đây kiếm không có người thuê.

Để thu hoạch kịp vụ tôm càng xanh, ông Dương Thanh Tòng phải huy động người thân từ Bạc Liêu xuống giúp.

Đánh giá về tình trạng thiếu lao động thời gian qua, ông Lý Minh Vững, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, vào thời điểm chính vụ thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm, lao động là khó khăn thật sự bà con đã gặp phải. Huyện đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp đưa cơ giới vào thu hoạch cho bà con nhưng không thành công do đất bùn lầy.

Tỉnh Cà Mau có cơ cấu ngư - nông - lâm nghiệp chiếm đến 29% tỷ trọng nền kinh tế. Trong khi việc cơ giới hoá ở khu vực này còn nhiều hạn chế thì tình trạng ly hương của lao động đang là vấn đề đáng báo động. Cần có giải pháp khuyến khích cũng như hỗ trợ để họ có thể bám trụ và làm giàu từ chính mảnh ruộng, khu vườn của mình. Vì thế, phương án "Ly nông bất ly hương" để giải quyết bài toán thiếu lao động ở nông thôn đang rất cần các địa phương quan tâm trong thời gian tới./.

Nguyễn Phú 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.