ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 23-5-25 11:36:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu nhập ổn định từ xơ dừa

Báo Cà Mau (CMO) Không đất sản xuất, sau nhiều năm đi làm ăn ở nhiều nơi, gần 10 năm nay, gia đình ông Đinh Hải Khanh đến ấp Bình Minh II, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đầu tư máy móc làm nghề sản xuất chỉ xơ dừa. “Nhờ xơ dừa mà cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn. Tôi vừa sử dụng máy móc, vừa làm thủ công, như đánh vỏ dừa khô thành sợi, phơi chỉ dừa cho khô", ông Khanh trải lòng.

Chỉ xơ dừa làm ra được doanh nghiệp thu mua với giá ổn định 2.800 đồng/kg, có lúc lên 3.000-4.000 đồng/kg. Mỗi tháng hộ ông Khanh sản xuất không dưới 5 tấn xơ dừa. Sau khi trừ hết các khoản chi phí tiền thuê nhân công, thuê xe vận chuyển sản phẩm, mỗi tháng ông còn lời không dưới 8 triệu đồng. Riêng thu nhập từ phân dừa khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Ông Đinh Hải Khanh có cuộc sống ổn định từ nghề sản xuất xơ dừa gần 10 năm nay.

Nghề này không chỉ giúp gia đình ông Khanh có thu nhập ổn định, mà còn tạo việc làm cho 2-3 lao động ở địa phương. Mỗi lao động tuỳ theo công việc được ông Khanh trả công từ 100.000-120.000 đồng/ngày. Vì phần lớn các công đoạn sản xuất bằng máy nên ông Khanh thuê nhân công chủ yếu phơi chỉ dừa. Phơi chỉ dừa là công việc nhẹ, nhưng phải chịu khó vì ở ngoài nắng suốt ngày, cực nhất là những tháng mưa phải canh gom và phơi cho chỉ khô.

Ông Khanh chia sẻ: “Nghề này được cái là giá công ty thu mua luôn ổn định. Tuy nhiên, hiện tại ở đây vỏ dừa ít nên việc thu mua nguyên liệu gặp khó khăn, có khi cả ngày thu mua không được 1.000 vỏ dừa. Nếu đủ vỏ, 1 ngày tôi sản xuất khoảng 1 tấn chỉ dừa. Nghề này còn phụ thuộc vào thời tiết, tháng mưa vất vả lắm. Bù lại là nguồn thu nhập từ phân dừa. Một bao phân dừa giá sỉ 18.000 đồng, còn bán lẻ 25.000 đồng. Phân dừa dùng để bón cho cây trồng, hoa kiểng rất tốt, còn chỉ dừa để xuất khẩu”.

Cũng như hộ ông Khanh, ông Nguyễn Văn Khoẻ ở ấp Bình Minh I đầu tư máy làm nghề sản xuất chỉ xơ dừa được hơn 3 tháng nay. Ông Khoẻ cho biết: “Tôi mới bắt đầu làm nghề này nhưng thấy thu nhập khá. Khoảng 3 tiếng đồng hồ được 1 mẻ chỉ xơ dừa, mỗi mẻ 5.000 vỏ dừa khô, 1.000 vỏ dừa khô được hơn 100 kg chỉ xơ dừa. Vì ở đây tôi vừa sản xuất chỉ xơ dừa, vừa làm vựa chuối nên thường có từ 6-20 nhân công, mỗi tháng chi trả trung bình 4,8 triệu đồng/người”.

Khi nghề sản xuất chỉ xơ dừa ra đời, giá trị kinh tế của cây dừa được nâng lên. Trước đây, vỏ dừa khô được coi là phế phẩm, nhiều người dùng để san lấp các ao, đìa hoặc làm chất đốt. Hiện tại, vỏ dừa khô được các hộ sản xuất chỉ xơ dừa ở Trần Hợi thu mua với giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/1.000 vỏ.

Ông Khanh tâm tình: “Nếu có vốn nhiều hơn nữa tôi sẽ xây dựng nhà kho và mua máy móc hiện đại hơn để mở rộng quy mô sản xuất”.

Tuy còn sản xuất nhỏ lẻ, nhưng nghề sản xuất chỉ xơ dừa là một trong những nghề có thu nhập ổn định và tạo được việc làm cho lao động nông thôn. Nếu được đầu tư đúng mức, nghề này sẽ phát huy thế mạnh và mở ra cơ hội cho người dân cũng như các cơ sở sản xuất./.

Anh Thư

Trồng chuối lấy lá thu nhập khá

Lá chuối được dùng phổ biến để gói bánh, chả, nem... hay đóng gói thực phẩm thay túi ni lông tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn 2 năm nay, nhiều người dân ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời gắn bó với nghề trồng chuối bán lá, mang lại thu nhập ổn định.

Cà Mau mời gọi đầu tư hạ tầng công nghiệp và xuất khẩu năng lượng tại Singapore

Ngày 14/5, ngày thứ hai trong chương trình làm việc tại Singapore, Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn có buổi gặp và làm việc với Tập đoàn Sembcorp và Cơ quan quản lý năng lượng Singapore (EMA).

Cà Mau tăng cường xúc tiến đầu tư và thương mại với Singapore

Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch ngoài nước và Hợp tác hữu nghị tỉnh Cà Mau năm 2025, UBND tỉnh tổ chức Đoàn đi công tác tại Singapore do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn. Chương trình làm việc của đoàn diễn ra trong 3 ngày (13-15/5), tập trung vào xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương và xuất khẩu điện.

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Khiếm khuyết không ngăn được chí làm giàu

Dù không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng ông Phan Văn Luân, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, không để khó khăn làm chùn bước. Với ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó, ông từng bước đưa gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.