ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 14:13:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

Báo Cà Mau “Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Theo đó, tính đến cuối tháng 7, vốn cho 3 chương trình MTQG năm 2024 giải ngân 24,856 tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch vốn đối với nguồn ngân sách Trung ương phân bổ. Ðối với nguồn vồn vay đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM, chưa giải ngân được đồng nào.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, trên cơ sở quyết định phân khai vốn sự nghiệp, UBND TP Cà Mau đã ban hành 6 quyết định phê duyệt các dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; 7 kế hoạch và 27 công văn chỉ đạo. Ðến thời điểm hiện tại, các chương trình, dự án đã triển khai tại các đơn vị xã, phường có dự án đều phát triển tốt, hiệu quả bước đầu rất khả quan. “Qua công tác kiểm tra, tỉnh đánh giá các dự án giảm nghèo đã triển khai của TP Cà Mau hiệu quả và đúng quy trình, quy định, không có sai sót”, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin.

Vốn cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, trong đó việc hỗ trợ đầu tư tại các tiểu dự án phục vụ phát triển sản xuất cần kịp thời, đúng mùa vụ mới mang lại hiệu quả, giúp người thụ hưởng chính sách có thu nhập ổn định, bền vững và phát triển. (Trong ảnh: Dự án hỗ trợ phát triển mô hình nuôi cá đồng ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện của thành phố, tiến độ giải ngân một số dự án, tiểu dự án giảm nghèo năm 2024 vẫn còn chậm so kế hoạch, như Dự án 2, Tiểu dự án 1 “Ða dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”; có dự án gặp khó khăn trong giải ngân nguồn vốn, như Dự án 4, Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn”.

Theo lãnh đạo thành phố, trong thực hiện Dự án 4, Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn”, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố rất thấp, người trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo chủ yếu đi làm mướn trong và ngoài tỉnh; số người có nhu cầu đăng ký đào tạo nghề thì không đủ số lượng để mở lớp theo quy định. Ðối với việc triển khai thực hiện văn bản quy định đấu thầu, hướng dẫn cơ chế đặc thù... thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, các xã, phường còn lúng túng trong áp dụng văn bản. Một số cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo mới nắm bắt được công việc thì được điều sang vị trí công tác khác, người mới phải cần thêm thời gian để nắm bắt công việc, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý, cũng như thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Giá vật tư, con giống biến động liên tục, khi dự án đã được phê duyệt thì giá vật tư, con giống đã thay đổi so với khi xây dựng dự án, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình giải ngân và thực hiện.

Thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư 3 chương trình MTQG không riêng ở TP Cà Mau, huyện Trần Văn Thời đến trung tuần tháng 7/2024 mới giải ngân được 259/41.846 triệu đồng; các chủ đầu tư vẫn đang ở bước lập các hồ sơ, thủ tục trình thẩm định, phê duyệt triển khai thực hiện.

Ðẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn thuộc chương trình MTQG, trong đó có xây dựng hạ tầng NTM sẽ là động lực, nền tảng rất lớn, lan toả thêm sự tham gia, đóng góp của các thành phần xã hội, đặc biệt từ người dân, làm cho vùng nông thôn Cà Mau ngày càng phát triển, đổi mới, văn minh. (Ảnh chụp tại xã NTM Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời).

Tại huyện U Minh, năm nay địa phương được giao dự toán gần 60 tỷ đồng. Ðến cuối tháng 7/2024, tiến độ giải ngân đạt 18% kế hoạch vốn. Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, sau thời gian chuẩn bị về hồ sơ, thủ tục, hiện các dự án đã bắt đầu được triển khai, quyết tâm phấn đấu đến cuối tháng 8/2024 đạt tỷ lệ giải ngân khoảng 40%.

Ngọc Hiển là địa phương được ưu tiên và tập trung dành nhiều nguồn lực với quyết tâm sớm đạt chuẩn huyện NTM, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, năm 2024 địa phương được đầu tư gần 81 tỷ đồng cho Chương trình MTQG về xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững, tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đến cuối tháng 7/2024 chỉ giải ngân được trên 8,8 tỷ đồng, đạt 10,9% kế hoạch vốn. “Tháng 8/2024 sẽ triển khai nhiều công trình trong dự án, tiến độ giải ngân sẽ tiến triển. Ðịa phương luôn nỗ lực và quyết tâm cao, nhưng để đạt kế hoạch năm thì sẽ còn nhiều khó khăn”, ông Trần Hoàng Lạc chia sẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai, giải ngân nguồn vốn 3 chương trình MTQG. Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HÐND tỉnh, cho rằng, có quá nhiều văn bản phải áp dụng nên khi đến cơ sở thì có nhiều cách hiểu, thực hiện khác nhau. Ngoài ra, việc quy định hộ nghèo phải đối ứng 45% nguồn đầu tư dự án là thiếu thực tế, bởi họ đã, đang gặp quá nhiều khó khăn rồi, không thể đáp ứng được. Quy định việc huy động trong dân 35% cho xây dựng NTM mà không nêu cụ thể là từ sức dân hay nguồn vốn nào...

“Những khó khăn này đã ảnh hưởng đến kết quả giải ngân, nguồn năm 2023 phải chuyển sang, gây thêm áp lực cho năm 2024 và những năm tiếp theo”, bà Vũ Hồng Như Yến chia sẻ. Bà Yến cho biết thêm, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng như các ban của HÐND tỉnh, đã thấy trách nhiệm trong hoàn thiện thể chế theo thẩm quyền. Tới đây sẽ có buổi làm việc cụ thể hơn với các đơn vị, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong áp dụng các quy định nhằm triển khai thực hiện nguồn vốn 3 chương trình MTQG được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, thiết thực hơn.

Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, TP Cà Mau tiếp tục theo dõi sát, tập trung tháo gỡ khó khăn, khẩn trương thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân 3 chương trình MTQG theo kế hoạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, báo cáo kết quả thực hiện. Chủ động chuẩn bị đầu tư cho các công trình, dự án dự kiến được bố trí vốn thực hiện trong năm 2025 theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Ðầu tư. UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo UBND cấp xã kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, xử lý.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và các chủ đầu tư rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đã được giao của từng dự án; kịp thời đề xuất việc điều chỉnh dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình MTQG để trình HÐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 15 (chuyên đề) tới đây./.

 

Trần Nguyên

 

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Dự kiến giảm 13 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau hợp nhất

Sáng 28/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày 24/6/2025 của UBND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau hợp nhất, để trình tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X

Thực hiện yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh tại Báo cáo số 73/BC-HĐND ngày 16/6/2025 về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X, UBND tỉnh trả lời như sau:

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Sáp nhập tỉnh - Tinh gọn bộ máy là tất yếu của phát triển

Mùa Xuân lịch sử năm 1975, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta, hừng hực tiến công với khí thế:“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo nơn nữa”[1] tiến thẳng về Sài Gòn như thác đổ, bắt sống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam cộng hoà đầu hàng vô điều kiện! Ðất nước thống nhất, chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - Không nóng vội, chủ quan, duy ý chí

“Sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp xã không chỉ là việc nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, mà mục đích là nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, giảm chi ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời tạo không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương”, ông Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh.

Ðồng thuận với chủ trương lớn

Chủ trương của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp tỉnh, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện là những vấn đề không chỉ cán bộ, công chức mà người dân cũng đặc biệt quan tâm. Lợi dụng sự quan tâm của dư luận, rất nhiều đối tượng đăng tải thông tin để "câu view", "câu like". Nhằm kịp thời chấn chỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện U Minh chỉ đạo các đảng uỷ, chi uỷ, chi bộ trực thuộc, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tốt chủ trương lớn của Ðảng, mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp ÐVHC, để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu và đồng thuận.

Cà Mau tích cực thực hiện Nghị quyết 57

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay có chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Ðột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Ðây cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng tới trong năm 2025.

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.