ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 17:38:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực trạng phát triển rừng keo lai tại Cà Mau

Báo Cà Mau Trồng keo lai nhanh khai thác sản phẩm thương mại, giá bán cao, đã nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân trồng rừng. Cây keo lai tại U Minh Hạ được đánh giá là sinh trưởng nhanh nhất so với các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc trồng keo lai chưa có quy hoạch, chưa có liên kết giữa người trồng và cơ sở chế biến, người dân chưa nắm về thị trường cũng như tương lai của việc phát triển cây keo lai nên nhiều hộ dân còn lúng túng, chưa dám đầu tư.

Trồng keo lai nhanh khai thác sản phẩm thương mại, giá bán cao, đã nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân trồng rừng. Cây keo lai tại U Minh Hạ được đánh giá là sinh trưởng nhanh nhất so với các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc trồng keo lai chưa có quy hoạch, chưa có liên kết giữa người trồng và cơ sở chế biến, người dân chưa nắm về thị trường cũng như tương lai của việc phát triển cây keo lai nên nhiều hộ dân còn lúng túng, chưa dám đầu tư.

Diện tích keo lai đã trồng tập trung thay thế rừng tràm hiện có 7.300 ha, bao gồm: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ 3.346 ha (đơn vị trực tiếp sản xuất, hợp tác đầu tư 2.200 ha; hộ nhận khoán trồng 1.146 ha); các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.820 ha; các đơn vị lực lượng vũ trang, hộ gia đình 1.134 ha.

Cây keo lai đang được trồng đại trà trên diện tích rừng kinh tế của rừng U Minh Hạ nhưng chưa được quy hoạch bài bản.

Nguồn giống trồng rừng chất lượng còn thấp, chưa chọn lọc, mua tự do, không có nguồn cung cấp giống ổn định (chưa có sự liên kết giữa cơ sở sản xuất giống và người trồng rừng). Chủ yếu trồng bằng cây con giâm hom (tự sản xuất và mua trên thị trường).

Trong tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống tốt, chất lượng cao, sạch bệnh để làm nền tảng cung ứng giống tốt cho công tác trồng rừng. Một số doanh nghiệp có năng lực cũng chưa sẵn sàng để chuẩn bị sản xuất, cung ứng giống công nghệ cao cho công tác trồng rừng. Người trồng rừng chưa sẵn sàng đầu tư trồng rừng dài hơi để kinh doanh gỗ lớn chu kỳ dài khai thác nhiều lần cung cấp gỗ lớn cho thị trường chế biến (tạo giá trị gia tăng cao). Trồng rừng keo lai có đầu tư cao, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm tại U Minh lại chưa ổn định. Chưa có doanh nghiệp lớn, đủ sức mạnh để làm đầu tàu trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Xuất phát từ những thực trạng trên, mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển ngành hàng keo lai trong giai đoạn tới cần tổ chức sản xuất mô hình trồng rừng keo lai theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, hướng tới các tiêu chí quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng. Qua đó, làm tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo đó, Sở NN&PTNT quy hoạch vùng trồng rừng keo lai tập trung đến năm 2020 sẽ có 12.000 ha. Trong đó, rừng kinh doanh gỗ nhỏ chu kỳ ngắn khai thác trắng 1 lần là 9.000 ha; rừng kinh doanh rừng gỗ lớn chu kỳ dài khai thác nhiều lần 3.000 ha./.

Bài và ảnh: Nguyễn Thành Thuân - Chi cục Kiểm lâm

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.