ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:14:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thương lắm ngoại ơi

Báo Cà Mau Tôi dắt chiếc xe ra khỏi nhà, dìu ngoại lên xe, bà bước chậm rãi, khom người trông khó khăn, tôi cầm bàn tay da nhăn nheo theo năm tháng, da trổ đồi mồi nhìn mỏng hẵn đi của ngoại. Trời cứ mưa ngày một nặng hạt, tôi choàng tay mặc cho ngoại cái áo mưa. Con đường lầy lội, những "ổ gà" ngổn ngang trên đường, tôi phải thật cẩn thận.

Tôi dắt chiếc xe ra khỏi nhà, dìu ngoại lên xe, bà bước chậm rãi, khom người trông khó khăn, tôi cầm bàn tay da nhăn nheo theo năm tháng, da trổ đồi mồi nhìn mỏng hẵn đi của ngoại. Trời cứ mưa ngày một nặng hạt, tôi choàng tay mặc cho ngoại cái áo mưa. Con đường lầy lội, những "ổ gà" ngổn ngang trên đường, tôi phải thật cẩn thận.

Ngoại năm nay chín mươi tuổi, không còn minh mẫn như trước, chuyện ngày xưa ngoại nhớ như in, còn hiện tại có chuyện vừa xảy ra thì ngoại không nhớ. Tôi xa quê đã 4 năm, ít khi về thăm gia đình, trừ khi có chuyện cần giải quyết vì bản chất công việc tôi đang làm không có thời gian nghỉ phép. Ði nghĩa vụ, cuộc sống người lính tuy vất vả nhưng được gia đình, bạn bè ủng hộ giúp tôi an ủi phần nào.

Nhớ ngày còn thơ bé, cha mẹ bận suốt nên gửi tôi về ngoại thường xuyên, cái tên Nguyễn Nhật Lam nghe quen thuộc với cái xóm Cựa Gà. Chiều chiều, những buổi tôi đi đánh bóng chuyền cùng lũ bạn ở xóm trên, ngoại lội bộ trên con đường đất đi tìm. Những buổi cơm chiều chỉ có hai bà cháu với món ba khía muối, rau muống luộc. Những lúc mẹ cha đón về, tôi chẳng chịu, cứ hét lên: "Con không về đâu, con ở lại nấu cơm cho ngoại ăn rồi. Con về, ngoại ở nhà một mình buồn lắm. Cậu Tám đi vuông lâu lâu mới về" rồi khóc nức nở, dẫu cha mẹ dỗ hết lời.

Hôm nay, trong tôi rất nhiều cảm xúc, ngày này cha mẹ mời cha mẹ người yêu sang chơi. Tôi ổn định công việc, giờ cha mẹ cho lập gia đình. Ngoại cũng đến dự tiệc, tôi rất vui, hạnh phúc như đứa trẻ được nhận quà bánh. Vui lắm giây phút người bà yêu thương chứng kiến ngày trọng đại của mình. Người con gái tôi lấy làm vợ, chu đáo, thấu hiểu tôi, tôn trọng gia đình, yêu thương ông bà.

Trên đường về nhà ngoại, ngoại dặn dò nhiều câu làm tôi muốn khóc: "Có vợ rồi phải biết lo, yêu thương vợ, sau này có con phải lấy bản thân làm gương nghe con. Ngày xưa, ông ngoại bây là người chồng, người cha tốt nhưng ông ấy mất sớm, ông ngoại con cũng là anh bộ đội xông pha chiến trường nhưng đã hy sinh, là lính phải làm tròn nhiệm vụ nhưng vẫn phải chia sớt công việc gia đình nghe con".

Cơn mưa bắt đầu tạnh, chạy ngang ngã ba, nơi có ngôi trường tiểu học mà ngoại thường đưa tôi đến lớp bằng chiếc xuồng ba lá, có quán bà Hai bán khoai mì luộc, nơi quen thuộc, cảm giác yêu thương ngày xưa ùa về trong tôi, có gì đó mằn mặn hoà lẫn trong nước mưa chảy dài xuống má. Ngoại kêu ghé lại, tôi hỏi: "Sao vậy ngoại?". Ngoại trả lời: "Bây ghé cho tao mua 5.000 đồng khoai mì về cho thằng Lam, nó ưa món này lắm". Cảm thấy mình bất hiếu, chưa lo cho ngoại được gì, trong ngoại lúc nào cũng lo cho mình, tôi xúc động trả lời: "Con Lam đây mà ngoại, con thích ăn gì ngoại nhớ mồn một, vậy mà con ít về thăm ngoại, nghĩa vụ một đứa cháu cũng không làm tròn”. Từ nhà về nhà ngoại chỉ một cây số, nhưng thấy xa lắm, xa vì không nỡ ra về, xa vì con có lỗi, xa vì ngoại thích ăn gì con vô tâm không nhớ. Còn ngoại, con thích gì ngoại vẫn nhớ.

Có lúc, ở đơn vị bận bịu, không thời gian điện thoại về gia đình, có những lúc mẹ điện thoại mà không nghe máy được, lục lại thấy những cuộc gọi nhỡ nhưng khuya rồi gọi lại mẹ cha mất giấc, lớn tuổi khó ngủ. Rồi tranh thủ ngày hôm sau gọi lại cho mẹ. Có lần mẹ nói ngoại bệnh nhưng không về thăm được, chỉ biết hỏi qua điện thoại. Nhiều đêm nằm thao thức, trằn trọc suy nghĩ, tôi thấy xót xa.

Rồi rốt cục cũng về đến nhà ngoại, mọi thứ vẫn như xưa, 4 năm rồi mới về lại đây, biết bao kỷ niệm ùa về bất chợt. Nhớ những đêm nằm trên tay ngoại để nghe chuyện Tấm Cám, chuyện về anh hùng Trần Quốc Tuấn, về cuộc đời bôn ba của Bác Hồ và về chuyện tình ông bà ngoại... Có lần tắm mưa, tôi bị sốt cao, ngoại dầm mưa ra tận ngoài chợ huyện mua thuốc, kết quả về bà cũng bị bệnh. Ôi, cái quãng thời gian đó, tình cảm cao cả vì con vì cháu đó hằn sâu trong tim tôi.

Trời xế chiều, tôi phải về để thu xếp trở lại đơn vị cho kịp chuyến công tác ngày mai, tạm xa nơi này với biết bao kỷ niệm, sẽ một ngày, tôi trở về bên bà, cha mẹ để bù đắp tình thương của bao ngày xa cách./.

Võ Ngọc Ẩn

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.