ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:57:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc

Báo Cà Mau Cùng với việc phát triển kinh tế, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư, trở thành nhân tố tích cực trong phát triển địa phương.

Cùng phấn đấu công tác tốt

Được sự giới thiệu của Hội LHPN huyện Trần Văn Thời về gia đình dân tộc Khmer tiêu biểu, chúng tôi được gặp gỡ gia đình chị Lý Hoà Ly, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây.

Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Ly là sự hoạt bát, thân thiện và hình ảnh người phụ nữ chịu khó. Chị Ly tốt nghiệp Sư phạm Toán (Trường Đại học Cần Thơ), năm 2010 trở về quê nhà cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người đến nay.

Cô giáo Lý Hoà Ly áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bên cạnh giảng dạy, cô giáo Ly còn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý học sinh nội trú và Tổng phụ trách Đội. Ở mỗi cương vị, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, cô được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế khó khăn.

Cô giáo Ly cùng học sinh thực hiện mô hình "Ngôi nhà xanh" thu gom rác thải nhựa gây quỹ hoạt động Đội và giúp đỡ học sinh khó khăn.

Chồng chị Ly là anh Phạm Văn Bách, cũng là dân tộc Khmer, hiện giữ chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Khánh Hưng. Anh Bách luôn gương mẫu, tận tâm trong công việc, triển khai các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận hướng về khu dân cư, tạo sức lan toả mạnh mẽ. Nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần đưa xã Khánh Hưng đạt chuẩn nông thôn mới.

Ở trường, chị Ly là giáo viên năng động và có những sáng kiến, ý tưởng hay trong thực hiện nhiệm vụ. Về với gia đình, chị là người vợ chu toàn, người mẹ tâm lý, luôn cổ vũ, động viên tinh thần chồng, con. Gia đình anh chị có hai con, hiện học lớp 7 và lớp 4. Cả hai cháu đều ngoan ngoãn và là học sinh giỏi nhiều năm.

Cô giáo Lý Hoà Ly quan tâm giáo dục nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Gia đình chị Ly đông anh em, hoàn cảnh nghèo khó, để có được tấm bằng đại học, chị Ly phải không ngừng nỗ lực vươn lên bằng quyết tâm và ý chí. Chị vừa đi học vừa đi làm để có tiền trang trải cuộc sống.

Chị Ly tâm tình: “Từ bản thân mình, tôi nhận ra rằng bất cứ việc gì để có được kết quả tốt đẹp phải có quá trình dày công. Trong gia đình cũng thế, để “giữ lửa” hạnh phúc, mỗi người cần nỗ lực vun vén, chăm lo tổ ấm. Tôi và chồng luôn động viên nhau cùng phấn đấu công tác, làm tấm gương cho các con noi theo, xây dựng tương lai tươi sáng, góp phần phát triển quê hương”.

Đồng vợ, đồng chồng

Nhìn cơ ngơi của gia đình anh Thạch Thái Quân, chị Lý Thị Út ở Ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, ít ai nghĩ rằng trước đây họ từng phải làm mướn khắp nơi. Có điều, tuy khó khăn nhưng anh chị luôn động viên nhau cùng cố gắng vượt qua, vừa làm vừa tiết kiệm, chăm chút gia đình và lo hai con học hành chu đáo.

Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình anh Thạch Thái Quân trở thành tấm gương sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số học hỏi, noi theo. (Trong ảnh: Anh Thái Quân dạy con biết yêu lao động). 

Việc xây dựng mái ấm hạnh phúc là sức mạnh tinh thần giúp vợ chồng anh Quân - chị Út vươn lên trở thành hộ khá giả và tấm gương để đồng bào DTTS noi theo. Khi anh Quân ra đồng thì chị Út ở nhà chăm sóc vườn rau, ao cá; xong việc, anh chị cùng nhau nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

“Tôi nghĩ, việc xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình thật ra không khó. Vợ chồng nào cũng có lúc cơm không lành, canh không ngọt, nên mỗi người phải biết bớt lời, nhịn nhường nhau cho qua cơn nóng giận, chứ càng cự cãi càng gây thêm mâu thuẫn”, chị Út bộc bạch.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động của các đoàn thể, ngày càng nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên các lĩnh vực, luôn tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển sản xuất, giữ gìn văn hoá truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Với nhiều hoạt động thiết thực, các câu lạc bộ, mô hình, tổ, nhóm về phòng, chống bạo lực gia đình, gia đình hạnh phúc, địa chỉ tin cậy..., hội phụ nữ đã và đang góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Trong những câu chuyện thắp lửa hạnh phúc các gia đình chia sẻ rằng, điều quan trọng là sống bình đẳng, biết sẻ chia và tôn trọng lẫn nhau. Qua đó góp phần nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, tạo môi trường văn hoá lành mạnh ở cộng đồng dân cư./.

Mộng Thường

 

 

 

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.