ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 22:34:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếng hát trên chiến trường Kô Kông năm ấy

Báo Cà Mau Đó là vào trung tuần tháng Giêng năm 1980, sau hơn 8 tháng từ khi các đơn vị lực lượng vũ trang Minh Hải nhận nhiệm vụ sang chiến trường Campuchia (tỉnh Kô Kông) chiến đấu giúp bạn. Suốt hơn 200 ngày đêm luồn rừng, vượt núi truy quét tàn quân địch từ thị xã Kô Kông về phà Kép, Tà-ben-rung, Ðôn Tức…, cán bộ, chiến sĩ không quản ngại gian khổ, hy sinh, chấp nhận mọi thiếu thốn, nhất là về lương thực thực phẩm (vì chiến trường xa, hậu phương chưa cung cấp kịp, đặc biệt là có lúc bộ đội thiếu muối ăn trầm trọng, số anh em đi tải sẵn sàng bỏ lại 2 ba lô gạo để lấy 1 ba lô muối).

Đó là vào trung tuần tháng Giêng năm 1980, sau hơn 8 tháng từ khi các đơn vị lực lượng vũ trang Minh Hải nhận nhiệm vụ sang chiến trường Campuchia (tỉnh Kô Kông) chiến đấu giúp bạn. Suốt hơn 200 ngày đêm luồn rừng, vượt núi truy quét tàn quân địch từ thị xã Kô Kông về phà Kép, Tà-ben-rung, Ðôn Tức…,  cán bộ, chiến sĩ không quản ngại gian khổ, hy sinh, chấp nhận mọi thiếu thốn, nhất là về lương thực thực phẩm (vì chiến trường xa, hậu phương chưa cung cấp kịp, đặc biệt là có lúc bộ đội thiếu muối ăn trầm trọng, số anh em đi tải sẵn sàng bỏ lại 2 ba lô gạo để lấy 1 ba lô muối).

Thế nhưng, bộ đội cũng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giải phóng cơ bản địa bàn tỉnh Kô Kông, giúp bạn xây dựng lại chính quyền và ổn định đời sống Nhân dân, đẩy lùi tàn quân Pôn Pốt về vùng biên giới Campuchia - Thái lan. Các đơn vị lực lượng vũ trang Minh Hải vừa kết thúc chiến dịch truy quét, về hội quân tại Ðôn Tức, vùng bán đảo Tho-mo-so và được quyết định chính thức thành lập Trung đoàn 155 đứng chân trong đội hình Sư đoàn 4, Quân khu 9.

Tiểu đoàn U Minh 2 cùng các đơn vị trong tỉnh làm lễ xuất quân bảo vệ biên giới Tây Nam.  Ảnh tư liệu

Thể theo yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Minh Hải đang làm nhiệm vụ chiến đấu giúp bạn ở chiến trường xa, Ty Văn hoá - Thông tin tỉnh Minh Hải giao nhiệm vụ cho Ðoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức chuyến lưu diễn phục vụ bộ đội ở chiến trường. Ðoàn khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị. Về chuyên môn, đoàn chuẩn bị 2 vở diễn “Giọt máu oan cừu” và "Thái hậu Dương Vân Nga”. Về lực lượng, có đồng chí Ðỗ Hồng Phước (Mười Nam), Phó Ty Văn hoá - Thông tin tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Ðương, Phó đoàn, trực tiếp dẫn đoàn và toàn bộ hơn 50 cán bộ, diễn viên của đoàn đều tham gia.

Trước khi đi, đồng chí Minh Ðương tổ chức quán triệt cho anh chị em trong đoàn xác định đây là một chuyến đi lưu diễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cũng là chuyến đi có tính chất như một cuộc hành quân chiến đấu. Ðoàn đã tổ chức trang bị 12 khẩu súng gồm cạc bin, M16 cho một số nam diễn viên; tổ chức cho anh em luyện tập cách sử dụng thành thạo vũ khí được trang bị. Có thể nói, trong chuyến đi này, diễn viên của đoàn thực sự như một chiến sĩ sắp ra trận. Ngoài ra, Tỉnh đội còn cử 1 trung đội trinh sát 12 đồng chí đi cùng để hộ tống và dẫn đường cho đoàn sang tỉnh Kô Kông.

Một ngày giáp Tết năm 1980, đoàn lên đường, xuất phát tại thị xã Cà Mau. Sau hơn 10 giờ hành quân liên tục, vượt qua đoạn đường trên 500 km, đoàn đã đến Bộ Tư lệnh Tiền phương 979 (Quân khu 9) đóng tại lò đường, cách thành phố Phnôm Pênh về hướng Tây 40 km, đoàn dừng lại nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau, đoàn được đồng chí Ðại tá Lê Khả Phiêu, Phó Tư lệnh về chính trị Mặt trận Tiền phương trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và dặn dò những điều cần lưu ý trong suốt quá trình đoàn lưu diễn phục vụ bộ đội ở chiến trường, nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn. Vào buổi chiều hôm ấy, diễn ra trận bóng đá giao hữu giữa đoàn với cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tiền phương. Trận đấu diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Kết quả, 2 đội hoà 2-2; đặc biệt Nghệ sĩ Minh Sang thật sự là một tiền đạo xuất sắc ghi 2 bàn thắng.

Tối đến, đoàn tổ chức biểu diễn vở “Giọt máu oan cừu” phục vụ cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tiền phương, được bộ đội nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng và các đồng chí chỉ huy hết lời khen ngợi. Sáng hôm sau, đoàn từ giã và tiếp tục lên đường. Khi xe sắp chuyển bánh, có một số chiến sĩ đến tiễn đưa và nói đùa:

- Bác Bảy Thép ơi! Mai mốt có dịp, mình đá bóng với nhau nữa nghe bác!

Nghệ sĩ Minh Sang và cả đoàn cười vui vẻ và vẫy tay chào tạm biệt anh em trong niềm luyến lưu đầy xúc động.

Xuôi theo Quốc lộ 4 đi về hướng cảng Kông Pông Xom, đoàn dừng lại phục vụ 1 tối cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 330 tại tỉnh Kông Pông Sa Pư. Ðêm diễn của đoàn được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 330 vỗ tay rầm rộ khi các nghệ sĩ xuống mùi 1 câu vọng cổ, hay khi dứt 1 màn của vở diễn. Không khí thật vui tươi và đầm ấm trong tình cảm hậu phương và tiền tuyến. Ngay sau khi kết thúc buổi diễn, Ban Chỉ huy Sư đoàn nói lời cảm ơn và tặng quà cho đoàn là 3 khẩu súng AK còn mới cáo vừa thu được của quân địch trong 1 trận đánh.

Ngày hôm sau, đoàn lại từ giã Sư đoàn 330 tiếp tục cuộc hành quân. Vượt qua hơn 100 km, đoàn đã đến nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tiền phương Minh Hải và Trung đoàn 155 ở tỉnh Kô Kông. Khi xe của đoàn vừa dừng lại, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ào ra tay bắt mặt mừng. Ðây thật sự là cuộc gặp gỡ đầy xúc động, chứa chan tình cảm của người lính chiến đấu xa nhà với những nghệ sĩ của quê hương mình.

Trong buổi gặp gỡ thân mật ngay buổi chiều hôm đó giữa Ban Chỉ huy Tiền phương với cán bộ, diễn viên của Ðoàn Cải lương Hương Tràm, đồng chí Ðỗ Hồng Phước chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ là những người con của quê hương Minh Hải. Ðồng chí Trung tá Bùi Hữu My, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Tiền phương thay mặt cán bộ, chiến sĩ bày tỏ lời cảm ơn đối với sự thăm hỏi, động viên của lãnh đạo hậu phương tỉnh nhà và hứa sẽ phát huy truyền thống của quê hương, quyết tâm đoàn kết một lòng, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế cao cả  mà Ðảng và Nhân dân giao phó.

Ngay buổi tối hôm đó, đoàn tổ chức biểu diễn vở “Giọt máu oan cừu” phục vụ cho bộ đội tại Ban Chỉ huy Tiền phương. Hôm ấy chỉ có 50% quân số được xem, 50% còn lại phải làm nhiệm vụ canh gác vòng ngoài, bảo vệ an toàn cho buổi biểu diễn của đoàn. Khoảng hơn 8 giờ tối, trong lúc đoàn diễn, trên chốt đại đội trinh sát, địch bất ngờ tập kích vào một điểm chốt trên lưng chừng núi. Cán bộ, chiến sĩ ta với ý thức cảnh giác cao, tổ chức đánh trả quyết liệt. Trận chiến đấu diễn ra gần 10 phút, tốp địch buộc phải rút lui vào rừng. Về phía đơn vị, đồng chí Ðông, y tá đại đội hy sinh, đồng chí Lợi bị thương. Trong lúc ta và địch nổ súng đánh nhau, đoàn cho dừng biểu diễn, số nam diễn viên có trang bị vũ khí cùng bộ đội ra chiến hào sẵn sàng tham gia chiến đấu, số còn lại tìm nơi ẩn nấp bảo đảm an toàn. Sau khi trận chiến đấu kết thúc, đoàn lại tiếp tục biểu diễn. Vừa kết thúc buổi biểu diễn, đồng chí Nguyễn Minh Ðương cùng một số anh chị em nghệ sĩ xuống ngay điểm chốt của đại đội trinh sát cùng tẩn liệm thi hài đồng chí Ðông và chia sẻ nỗi buồn cùng đơn vị. Ðây thật sự là một sự mất mát, một nỗi đau quá lớn mà anh chị em nghệ sĩ của đoàn được chứng kiến.

Sáng hôm sau, đoàn tổ chức chia ra nhiều tổ xung kích, đến tận các điểm chốt thăm hỏi, động viên và phục vụ tận nơi cho bộ đội. Trong không khí ấm áp, các chiến sĩ và nghệ sĩ ngồi quây quần bên nhau vừa ân cần thăm hỏi, các nghệ sĩ vừa hát cho bộ đội nghe. Người nghệ sĩ và chiến sĩ gần như không còn khoảng cách. Ngay tối hôm sau, đoàn tiếp tục biểu diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga” phục vụ cho số cán bộ, chiến sĩ không được xem tối hôm trước.

Qua 2 đêm biểu diễn của đoàn, tiếng hát, lời ca của anh chị em nghệ sĩ từ hậu phương Minh Hải vang lên giữa chiến trường nóng bỏng, đây thực sự là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, làm cho cán bộ, chiến sĩ là con em của quê hương Minh Hải đang chiến đấu trên chiến trường xa cảm thấy ấm lòng, tăng thêm nguồn sức mạnh và vững lòng tin vượt qua mọi gian lao vất vả, chấp nhận sự hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với đất nước và Nhân dân Campuchia anh em.

Ðây cũng là chuyến đi lưu diễn đầy ý nghĩa, một kỷ niệm đẹp trong đời nghệ sĩ của cán bộ, diễn viên Ðoàn Cải lương Hương Tràm. Giờ đây, hơn 30 năm sau chuyến đi phục vụ ấy, dù tất bật bao nỗi lo toan, nhưng khi có dịp gặp lại các anh Minh Sang, Minh Ðương, Minh Hoàng, các anh vẫn nhớ như in những kỷ niệm vui buồn của chuyến đi lưu diễn phục vụ cho bộ đội tại chiến trường tỉnh Kô Kông năm ấy./.

Bút ký Võ Hà Ðô

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.