ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 23:36:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp sức học sinh nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Việc các trường tổ chức dạy học trực tuyến là phương án phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại. Song, từ việc này phát sinh nhiều cái khó, đó là việc thiếu trang thiết bị học tập và hệ thống đường truyền Internet đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục.

Ðể chung tay tháo gỡ khó khăn này, cùng với sự quan tâm chung sức của toàn xã hội, những doanh nghiệp lớn tại tỉnh đã rất kịp thời, tiếp sức cho ngành giáo dục.

Thuộc diện khó khăn lại đông anh em, kinh tế gia đình không mấy khá giả, bước vào năm học mới với nhiều lo toan, nhất là khi biết năm nay phải học Online, khiến em Nguyễn Lê Ngọc Hân (lớp 8A3, Trường THCS Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn) không khỏi chạnh lòng. Món quà thiết thực do chính ngôi trường em đang theo học vận động Viettel trao tặng, chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng, là phương tiện học tập của chị em Hân.

Ông Lê Văn Cao (ông ngoại Hân) cho biết: “Thay mặt gia đình, tôi chân thành cảm ơn, giờ đây cháu có điều kiện học, tôi cũng yên tâm”.

Không chỉ gia đình đông con mà đối với những hộ nghèo, lao động tự do, việc chi trả một khoản tiền để mua sắm thiết bị học tập là điều xa vời trong thực cảnh hiện tại. Việc đắp đổi bữa cơm hàng ngày cho gia đình 3 người của ông Nguyễn Minh Phong (Ấp 1, xã Hàng Vịnh) đã khó, nên ông Phong dự định cho con gái Nguyễn Lê Minh Thuỷ (lớp 3) nghỉ học. Biết được hoàn cảnh của gia đình, Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn dành suất máy di động thông minh do Viettel tài trợ gửi đến em. Ngoài ra, từ nguồn xã hội hoá, em Thuỷ còn nhận được sách vở, đồng phục, được tiếp tục xem xét hỗ trợ học phí. Hiện tại, dù học sinh cấp 1 đã dừng học trực tuyến, thế nhưng, nhờ có thiết bị Thuỷ có thể lên mạng tự học và nhận bài tập từ giáo viên để làm.

Là trường tại tuyến xã, hàng năm, để duy trì sĩ số học sinh đến trường không dễ dàng. Như năm học này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, không ít gia đình có ý định cho con em nghỉ học. Bằng sự nỗ lực, vận động tuyển sinh nhiều hình thức, năm nay Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh mở 18 lớp với 520 học sinh tham gia học tập.

Ông Lý Thanh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh, cho biết: “Ngoài vận động doanh nghiệp hỗ trợ thiết bị học tập thì bằng nguồn xã hội hoá, nhà trường cũng gửi đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều phần quà ý nghĩa, như 5 chiếc xe đạp, 200 quyển tập, 100 kg gạo, 7 bộ sách giáo khoa mới lớp 1, 2. Riêng đối với các khối lớp 3, 4, 5, nhà trường mở kho sách cũ trong thư viện để tặng các em có nhu cầu”.

Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh vận động nguồn xã hội hoá giúp học sinh có cơ hội học tập tốt hơn.

Là đơn vị có sự đóng góp nhất định trong năm học đặc biệt này, Viettel Cà Mau cùng một số doanh nghiệp hỗ trợ 500 điện thoại thông minh kèm sim lên mạng miễn phí 12 tháng (tại huyện Năm Căn trao tặng 50 máy) đến các em học sinh hoàn cảnh khó khăn, trong đó đơn vị đóng góp 450 triệu đồng. Ngoài ra, Viettel Cà Mau còn hỗ trợ ngành giáo dục Cà Mau chương trình dạy và học Online trực tuyến trị giá 945 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ cho ngành giáo dục tỉnh nhà trong năm học 2021-2022 hơn 1,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Minh Toàn, Giám đốc Viettel huyện Năm Căn, cho biết: “Thông qua những buổi trao tặng thiết bị học trực tuyến, chúng tôi nhận thấy các suất hỗ trợ dành tặng đúng, trúng đối tượng, điều này đồng nghĩa với khâu rà soát ban đầu từ trường rất cụ thể và chính xác. Hiện nay, Viettel mở chương trình trợ giá khi mua thiết bị hỗ trợ học trực tuyến cho khách hàng thuộc đối tượng giáo viên, phụ huynh học sinh, mong muốn tất cả học sinh đều có đủ thiết bị để đáp ứng nhu cầu học tập thật tốt”.

Trong mùa dịch, không chỉ doanh nghiệp, tổ chức xã hội cùng chung tay hỗ trợ học sinh mà bằng sức trẻ, sự thông minh và sẵn sàng “tác chiến” trên mọi mặt trận, màu áo xanh tình nguyện cũng kịp thời trao tặng những suất quà học tập.

Tại nhiều vùng nông thôn, phần lớn phụ huynh chưa tiếp cận thông thạo được công nghệ hiện đại hỗ trợ việc học cho con em. Xã đoàn Trần Thới, huyện Cái Nước phối hợp với ban giám hiệu và liên đội các điểm trường trên địa bàn thành lập đội hình hướng dẫn, cài đặt phần mềm học trực tuyến, hướng dẫn các em tương tác, sử dụng thành thạo để học và ôn tập tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả. Không kể ngày nghỉ, khi có vấn đề khó khăn, tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp hoặc từ xa thông qua điện thoại.

Chị Dương Thuý Phương, Phó bí thư Xã đoàn Trần Thới, huyện Cái Nước, cho biết: “Ðội hình có 13 thành viên, đến nay đã đến tận nhà hỗ trợ hơn 80 học sinh với nhiều lý do như thiếu thiết bị học tập, không cài đặt được hoặc chưa biết sử dụng phần mềm học Online, giới thiệu các gói cước Internet giá rẻ cho phụ huynh”.

Anh Võ Trung Hiếu, Bí thư Ðoàn Thanh niên Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Ðến nay, bằng nhiều nguồn vận động, chúng tôi đã kết nối được hơn 100 bộ sách giáo khoa đã qua sử dụng của nhiều cấp học, đồng phục, dụng cụ học tập. Ưu tiên cho con em khó khăn, gia đình thuộc diện lao động thời vụ, thuê trọ, công nhân…”.

3 năm liền là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Phường 5), em Võ Yến Nhi, lớp 4G, sung sướng khi nhận được phần quà của Ðoàn Phường 5 gửi tặng. Chỉ một phần quà nhỏ nhưng lại làm ấm lòng cả người cho lẫn người nhận, bởi ngoài giá trị vật chất, đây còn là sự động viên, tiếp sức cho em tiếp tục việc học./.

 

Yến Nhi

 

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".