ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 00:07:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Báo Cà Mau Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau (Công ty) có 193 lao động. Công việc hằng ngày của công nhân công ty là làm các công việc liên quan đến môi trường, như: thu gom rác, xử lý chất thải và chiếu sáng công cộng. Dù vất vả, nhọc nhằn hay nguy hiểm cận kề, bởi nghề quét rác gắn liền với rác thải, nắng mưa, bụi bặm... nhưng họ vẫn âm thầm, lặng lẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngày đêm quét dọn khắp các nẻo đường trên địa bàn thành phố, góp sức mình làm đẹp phố thị để chào đón một ngày mới với những cung đường sạch sẽ, thoáng mát.

Thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm với công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm của công nhân, thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn đảm bảo đời sống, việc làm cho NLÐ, với thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. Chế độ lương, thưởng, bảo hộ lao động được cấp phát đúng, đủ, kịp thời.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau luôn quan tâm, kịp thời hỗ trợ công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn. (Trong ảnh: Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, tặng quà công nhân Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024).

Chị Lê Hồng Quyên, Trưởng phòng Dịch vụ đô thị, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty, cho biết: “Ngoài thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho công nhân như mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì Công ty còn mua bảo hiểm kết hợp con người để hỗ trợ công nhân trong những lúc ốm đau nằm viện. Trong các dịp lễ, Tết, ngoài các nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban lãnh đạo Công ty đã phối hợp chặt chẽ để chăm lo cho đoàn viên, NLÐ thông qua việc tặng quà, tiền mặt; khen thưởng con đoàn viên học giỏi và tặng quà nhân dịp Tết Trung thu, Quốc tế Thiếu nhi; kịp thời hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn gặp lúc bất trắc, bệnh tật, tang chế, tai nạn; đảm bảo các chế độ cho NLÐ theo đúng quy định của pháp luật và quy định trong thoả ước lao động tập thể của Công ty”.

Biết được hầu hết NLÐ, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, một số không có nhà ở ổn định phải thuê trọ; để phần nào chia sẻ khó khăn, Công ty đã xây dựng được khu nhà ở tập thể 18 căn, giúp một số công nhân có nơi ở ổn định, an toàn và tiết kiệm được khoản tiền thuê nhà. Không chỉ thế, cách nay 2 năm, Công đoàn cơ sở Công ty còn thành lập quỹ “Tương thân tương ái” để cho đoàn viên, NLÐ mượn lúc gặp khó khăn, hữu sự hay trang trải tiền học phí, sách vở cho các con,... đến nay nguồn quỹ này đã hơn 60 triệu đồng. Ngoài ra, trong tháng, theo lịch sắp xếp của Công ty, mỗi công nhân được nghỉ 4 ngày. Hằng năm, Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và tổ chức cho NLÐ đi du lịch.

Việc chăm lo đời sống cho công nhân của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau đã khích lệ, động viên, đồng thời tiếp thêm sức mạnh về tinh thần để các công nhân khắc phục khó khăn, làm tròn trách nhiệm làm sạch đẹp phố phường.

Ðã 17 năm nay, đều đặn mỗi đêm vợ chồng anh Lữ Anh Hùng (Tổ trưởng Tổ Thu gom rác) và chị Trần Thuý Phượng (Tổ trưởng Tổ quét rác) âm thầm quét dọn đường phố để sớm mai thức dậy mọi người đón ngày mới với không gian sáng, xanh, sạch, đẹp. Công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu ai làm nghề này mới thấu hiểu nỗi khó nhọc, vất vả và cả sự hiểm nguy. Chị Phượng bộc bạch: “Lúc đầu khi mới vào nghề, tôi cũng cảm thấy buồn, tủi thân vì ánh mắt xem thường, né tránh của mọi người xung quanh. Nhưng dần dần nhận được sự quan tâm, động viên, cổ vũ từ lãnh đạo Công ty, anh chị em đồng nghiệp, tôi cảm thấy yêu nghề hơn, vì mình kiếm tiền chân chính bằng sức lao động bỏ ra thì không việc gì phải xấu hổ, buồn tủi. Thấy được việc làm có ích của công nhân môi trường chúng tôi, thái độ của mọi người cũng đã thay đổi. Và từ khi vào làm công nhân tại Công ty đến nay, cuộc sống của gia đình tôi dần ổn định, các chế độ, chính sách đều được hưởng kịp thời, đầy đủ. Nhờ biết tiết kiệm chi tiêu, gói ghém trong sinh hoạt nên vợ chồng tôi cũng để dành được một ít để phòng thân”.

“Việc chăm lo đời sống cho công nhân đã khích lệ, động viên, đồng thời tiếp thêm sức mạnh về tinh thần để các công nhân khắc phục khó khăn, làm tròn trách nhiệm làm sạch đẹp phố phường. Công đoàn Công ty luôn ghi nhận những đóng góp thầm lặng của anh chị em công nhân, NLР vào thành công chung của đơn vị. Các anh chị em đã cùng chung tay góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm mỹ quan đô thị. Trong thời gian tới, Công ty, Công đoàn Công ty tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập của công nhân, để tất cả mọi người có cuộc sống ấm no hơn, đầy đủ và sung túc hơn”, chị Lê Hồng Quyên chia sẻ./.

 

Quỳnh Anh

 

Từ 1/7/2024: 10 khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Cùng với việc tăng lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp bảo hiểm xã hội dành cho người lao động ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng thêm.

Tuân thủ pháp luật trong giao kết hợp đồng lao động

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thực tế đã qua cho thấy thực trạng người lao động (NLĐ) làm công hưởng lương nhưng không giao kết hợp động lao động (HĐLĐ) với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá phổ biến. Đáng quan tâm, đối với các doanh nghiệp (DN) dân doanh thì việc thực hiện giao kết HĐLĐ còn hạn chế, tại các DN quy mô nhỏ thì tỷ lệ giao kết HĐLĐ chỉ đạt từ 50-65%.

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp về tham gia bảo hiểm cho người lao động

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) mà mình thuê mướn.

Xây dựng hệ thống an sinh bền vững và hiện đại

Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tiên phong trong công tác chuyển đổi số, nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Sự đổi mới này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành của ngành, mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho các đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

Mở rộng đối tượng tham gia chính sách bảo hiểm

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang từng bước phục hồi, đời sống Nhân dân dần ổn định, việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang gia tăng. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, cấp uỷ, UBND cấp huyện, xã, phường, thị trấn; việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN đạt được nhiều kết quả tích cực.

An toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ

Vượt qua sự vất vả, khó nhọc và cả những hiểm nguy luôn rình rập... những công nhân ngành điện miệt mài lao động bất kể thời gian, để đảm bảo dòng điện đến với mọi nhà.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thành quả từ sự kiên trì

Tại Ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nuôi tôm, buôn bán nhỏ và làm tại các công ty, xí nghiệp. Ðể người lao động tự do có tích luỹ, đảm bảo an sinh khi về già, ông Từ Văn Nguyễn, Trưởng ấp 5, đã tích cực tuyên truyền, góp phần lan toả sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, giúp người dân hiểu rõ và chủ động tham gia.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.