ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 00:52:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tin vào ngày mai

Báo Cà Mau (CMO) “Đêm về, nhìn di ảnh mẹ, em lại khóc. Đôi lúc yếu lòng, em muốn từ bỏ tất cả. Nhưng rồi em tự trấn an: Nếu từ bỏ, tương lai em sẽ mù mịt. Rồi em trai em sẽ sống ra sao. Em nhủ lòng, phải nghị lực, phải học thật tốt, phải đậu đại học, phải có việc làm ổn định để lo cho em trai, báo hiếu cha”, Nguyễn Tú Như, lớp 12A11, trường THPT Đầm Dơi, bộc bạch.

Như chia sẻ, mẹ em bệnh trầm cảm đã lâu. Tháng 7/2017, mẹ quẫn trí tự vẫn. Cú sốc quá lớn, khiến gia đình em như rơi vào ngõ cụt.

Mất mẹ, em trai Như ít nói hơn, học giảm sút. Còn cha Như cứ lầm lũi làm thuê mướn. Nhà bữa cháo, bữa rau. Thời điểm đó, Như buồn tủi, nhưng em hiểu rằng mình phải thay mẹ chăm sóc cha và em. Như còn một điểm tựa là bà ngoại.

Tú Như (bìa trái) luôn lạc quan, tươi cười để mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thực hiện ước mơ vào đại học.

Ít lâu sau bà ngoại lâm bệnh nặng, không qua khỏi. Tú Như mất đi tất cả niềm tin, hy vọng. Như nghẹn lời: “Em thương mẹ, thương bà ngoại. Hai người là chỗ dựa tinh thần lớn nhất đối với em. Em hụt hẫng. Em đấu tranh với chính mình. Mỗi khi nhìn em trai và cha ngồi buồn, em thắt lòng. Em phải cố gắng vượt qua nỗi đau. Vì em tin, mẹ và ngoại luôn dõi theo em, tiếp sức mạnh để em có thêm nghị lực sống”.

Nhà Tú Như ở xã Tạ An Khương. Mỗi ngày hai chị em cùng nhau đến trường. Như vừa là chị, vừa là mẹ chăm sóc và làm điểm tựa cho cậu em trai học lớp 11. “Có lẽ vì quá cô đơn, cha em mới đi tìm người phụ nữ khác để chia sẻ. Em không trách mà cảm thấy thương ông nhiều hơn. Ông đã quá mệt mỏi. Em cảm ơn người phụ nữ ấy đã cho cha sức mạnh để sống tốt hơn”, Như quệt nước mắt.

Theo lời Tú Như, cha em đi 2-3 ngày mới về, ông vẫn yêu thương và cố lo cho cuộc sống hai chị em.

Cô học trò nghị lực có gương mặt xinh xắn, đượm buồn, “Mong muốn lớn nhất của em là được học đại học để mở ra tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng làm sao cha em lo nổi…” .

Thầy Phạm Việt Hưng, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết, Tú Như là cô học trò chăm ngoan, lạc quan, tự lập. Em luôn biết cách vượt qua khó khăn. Ngày mẹ Tú Như mất, nhà trường đến thăm mới tỏ tường hết gia cảnh. Gia đình em không có đất canh tác, mẹ bệnh trầm cảm nhiều năm. Cha Như sức khoẻ yếu, làm mướn bữa có bữa không. Nhà cửa ọp ẹp. Trước nay Như luôn tươi cười, vui vẻ với bạn bè, chưa từng than vãn về gia cảnh. Ngày để tang mẹ, Tú Như vẫn cố mạnh mẽ. Em không muốn thầy cô, bạn bè lo lắng về mình.

Theo thầy Hưng, Như có lực học khá, năng nổ trong các hoạt động, phong trào của lớp, của trường. Thầy cô, bạn bè yêu mến Như vì em luôn tươi cười, hoà đồng và hiếu lễ.

“Em biết ơn cha, biết ơn thầy cô, bè bạn, biết ơn những người luôn quan tâm, giúp đỡ em. Em hứa sẽ học thật tốt, sống có ích cho xã hội. Ở nơi xa ấy, mẹ và ngoại sẽ tự hào về em”, Như vững tin./.

Băng Thanh 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.