ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 11:43:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Toàn ngành giáo dục cần đoàn kết, sáng tạo trong lúc khó khăn

Báo Cà Mau (CMO) “Trong lúc khó khăn này, tập thể sư phạm nhà trường, những người làm giáo dục phải đoàn kết, sáng tạo, để làm sao tri thức đến được với con em, thế hệ tương lai của chúng ta”, ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ, động viên khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả dạy học trực tuyến học kỳ I, năm học 2021-2022, diễn ra chiều ngày 8/12.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thanh Luận phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, tính đến tuần 13, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở cấp Tiểu học (từ lớp 3-5) là 84,52%, cấp THCS 93,89%, cấp THPT 99,76%.

Theo đó, hầu hết học sinh có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, khá chủ động nghiên cứu học liệu và sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập được giáo viên chuyển giao. Riêng đối với học sinh cấp Tiểu học, mặc dù mới triển khai được 3 tuần, nhưng tỷ lệ học sinh tham học ngày càng tăng.

Về phía giáo viên, kỹ năng và phương pháp dạy học của giáo viên qua 13 tuần thực hiện dạy trực tuyến đã cơ bản hoàn thiện.

Hiện các đơn vị, trường học đã sử dụng nhiều phần mềm, ứng dụng dạy học như: VNPT-E Learning của VNPT Cà Mau, K12 Online của Viettel Cà Mau, Olm.vn,... Ngoài ra, để hỗ trợ tốt việc dạy và học trực tuyến, các trường sử dụng thêm một số phần mềm, ứng dụng khác như: Zoom Cloud Meetings, Olm.vn, Google Meet, Zoom,  Zalo, Facebook,…

Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Nguyễn Tấn Nguyên cho biết, các đơn vị, trường học thực hiện kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ I bằng hình thức trực tuyến đối với các môn học, kiểm tra kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm với tự luận. Các môn: Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất,  Âm nhạc và Mĩ thuật, một số nhà trường thực hiện kiểm tra thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Huyện Trần Văn Thời là huyện có tỷ lệ học sinh đông nhất tỉnh và hiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp. Ông Trần Hùng Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thông tin, đối với lớp 3, 4, 5 hiện có hơn 12% học sinh không tham gia học trực tuyến, ở cấp THCS là 7%. Để bổ sung kiến thức cho các em, các trường đã gửi bài qua Zalo, sổ liên lạc điện tử và thông qua các Tổ Covid cộng đồng.

“Song, thực tế là một số phụ huynh chưa đồng thuận cao việc học trực tuyến, còn trông chờ vào việc sẽ được hỗ trợ thiết bị mới học tập cho con; một số phụ huynh chưa ưu tiên việc học cho con, không quan tâm, phó mặc… dẫn đến việc học sinh không tham gia học, bỏ học”, ông Dũng cho biết thêm. Về phương án tới, ngành sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Kế hoạch dạy học trực tiếp dự kiến cho học sinh đến hết lớp 12 khi dịch bệnh được kiểm soát và bao phủ mũi 2 vắc-xin cho học sinh cũng như việc tiêm ngừa cho trẻ từ 3 tuổi trở lên để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho học sinh. 

Đối với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cà Mau, kể từ tháng 7 đến nay, trường được trưng dụng làm khu cách ly tập trung và hiện đang là Bệnh viện dã chiến. Mặc dù điều kiện hoạt động rất nhiều khó khăn, song, với tinh thần dạy học trực tuyến cũng giống như học trực tiếp nên hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, điều băn khoăn chính là nhà trường không có cơ hội vận động hoặc tìm hiểu rõ nguyên nhân các em học sinh không tham gia học vì lý do gì, khi các em báo nghỉ là thoát luôn Zalo, tắt điện thoại, kể cả phụ huynh cũng không liên lạc được.

Trường THCS-THPT Khánh An, huyện U Minh đề nghị Sở GD&ĐT sớm có hướng dẫn kiểm tra cuối kỳ I để kết quả phản ánh chất lượng học tập khách quan, trung thực, vì qua kết quả giữa kỳ bằng hình thức trực tuyến đã cho thấy độ vênh về năng lực thực tế và bài kiểm tra mặc dù trường đã có ngân hàng đề, thiết lập ma trận đề...

Lớp học ảo của thầy Võ Thanh Toàn, giáo viên Toán, Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau).

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Tạ Thanh Vũ đề nghị các đơn vị, trường học cần tổng rà soát và làm rõ số học sinh chưa tham gia học trực tuyến là bỏ học hay không tham gia học trực tuyến để chờ học trực tiếp, hay do thiếu điều kiện tham gia...

“Tính đến nay đã là tuần 13, do đó phải làm rõ số học sinh không học để kịp thời bổ sung lỗ hổng kiến thức cho các em. Phải xem học trực tuyến như học trực tiếp, kết quả học tập đánh giá cho cả năm học”, ông Tạ Thanh Vũ nhấn mạnh.

Về công tác kiểm tra học trực tuyến, ông Vũ yêu cầu các trường phải có sự kiểm tra, đánh giá hiệu quả như: có báo giảng, theo dõi tiết dạy, có dự giờ, tuyệt đối loại bỏ tâm lý là dạy cầm chừng để chờ dạy trực tiếp.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ĐT, yêu cầu các đơn vị, trường học phải tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học trực tuyến theo kế hoạch. Tiếp tục xây dựng bài giảng điện tử/video bài giảng hỗ trợ dạy học trực tuyến, giúp học sinh thuận lợi trong việc tự học. Đồng thời, tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh học tập trực tuyến, bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng các thiết bị điện tử và an toàn thông tin trên môi trường mạng.

Tại hội nghị, ghi nhận và biểu dương tinh thần vượt qua khó khăn của toàn ngành, nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thanh Luận đề nghị các đơn vị, nhà trường tăng cường phổ biến những giáo án hay, cách dạy, mô hình sáng tạo để nhân rộng trong toàn ngành.

“Ngay từ bây giờ phải kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo cần thiết nhất để khi tình hình dịch bệnh ổn định thì triển khai ngay việc học trực tiếp”, Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh./.

 

Băng Thanh

 

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.