ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:24:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

TP Cà Mau sẽ có camera giám sát về môi trường

Báo Cà Mau (CMO) Nghị quyết đại hội Ðảng bộ tỉnh và Nghị quyết đại hội Ðảng bộ TP Cà Mau đều đặt mục tiêu phấn đấu đưa TP Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025. Qua rà soát, đến nay, thành phố chỉ đạt 63,94/100 điểm theo tiêu chí đô thị loại I, đạt 44/63 tiêu chí, còn 19 tiêu chí chưa đạt. Trong đó, gặp khó ở tiêu chí về kết cấu hạ tầng; trật tự đô thị, xây dựng, môi trường...

Thời gian qua, tỉnh cũng như thành phố luôn ưu tiên dành rất nhiều nguồn lực, kể cả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài nhằm chỉnh trang đô thị, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi thành phố tập trung cải tạo, chỉnh trang, khắc phục những hạn chế trong quy hoạch xây dựng trước đây, thì tác động của biến đổi khí hậu gây tình trạng nước biển dâng, làm ngập, lại phải dồn lực nâng cao các tuyến đường, hệ thống thoát nước, rất tốn kém.

Thách thức, cản trở lớn nhất đối với TP Cà Mau hiện nay là tình trạng rác thải ven sông, chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả, làm ô nhiễm môi trường, cảnh quan xuống cấp. Rác thải trên sông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bồi bãi, khiến địa phương mỗi năm phải dành từ 40-50 tỷ đồng cho việc nạo vét, khơi thông dòng chảy...

 Dù đã đầu tư nguồn lực rất lớn giải toả nhà dân ven sông, xây dựng bờ kè nhằm chỉnh trang đô thị, nhưng 2 bên bờ sông thuộc Phường 8 và Phường 7 thường xuyên xuất hiện rác thải, nguyên nhân là rác thải từ kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu theo dòng đổ về đây. Ảnh: Trần Nguyên.

Nhiều tuyến sông ở nội ô TP Cà Mau thường xuyên bị ô nhiễm, nhất là các đoạn sông: từ cống Cà Mau đến ngã ba chợ Nông sản Phường 7, kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, kênh Rạch Rập (Phường 8, xã Lý Văn Lâm)... Nước sông ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản của người dân địa phương.

Cô N.T.O, người dân sinh sống khu vực chợ Nông sản Phường 7, bức xúc: “Người dân nơi đây mong chính quyền địa phương có biện pháp gì để phạt chứ tình trạng này kéo dài rất lâu rồi”.

 Tại khu vực chợ Nông sản Phường 7, rác ứ đọng quanh năm, làm cho con sông ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Ảnh: HOÀNG VŨ

 

 Rác thải làm cản trở việc lưu thông của phương tiện thuỷ. (Ảnh chụp tại kênh Rạch Rập). Ảnh: HOÀNG VŨ

 

 Tại kênh Rạch Rập, rác thường xuyên ứ đọng làm cho khu vực này trở thành bãi tập kết rác, nhiều người dân tìm kế mưu sinh cũng tại nơi đây. Ảnh: HOÀNG VŨ

 

 Kênh Rạch Rập (Phường 8) bị lấn chiếm xây cất nhà, ngăn dòng, theo đó dòng kênh luôn trong tình trạng ô nhiễm nguồn nước do tình trạng xả thải. Ảnh: TRẦN NGUYÊN

 

 Tình trạng rác ứ đọng dưới sông đa phần do người dân chưa có ý thức mà ra. (Ảnh chụp trên địa bàn ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau). Ảnh: HOÀNG VŨ

 

 Những ghe hàng đậu ven bờ kè thuộc khu vực chợ Phường 7, trong đó có nhiều ghe không còn hoạt động, trở thành nơi ở lâu năm của một số người, không những làm mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn xả thải gây ô nhiễm môi trường trên sông. Ảnh: TRẦN NGUYÊN

 

 Những bãi rác hình thành ngay sau những căn nhà ven sông trên tuyến kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, thuộc địa bàn Phường 6. Ảnh: TRẦN NGUYÊN

 

 Rác ngập tràn trên sông theo dòng từ xã Tắc Vân, Phường 6 đổ về trung tâm thành phố. Ảnh: TRẦN NGUYÊN

Toàn thành phố có 17 xã, phường thì đã có đến 15 xã, phường có nhà ở ven sông. “Thành phố thường xuyên ra quân vệ sinh môi trường, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, bố trí đội tàu thường trực vớt rác trên sông, tuy nhiên rác vẫn tồn tại rất nhiều trên mặt sông, nhất là những khi mưa lớn. “Ðiểm nóng” thuộc khu vực xã Tắc Vân (khoảng 1 ngàn hộ), Phường 6 (trên 2 ngàn hộ) theo tuyến kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, kênh Rạch Rập (Phường 8). Cùng với công tác đảm bảo trật tự đô thị, trong quý III này, thành phố sẽ tiến hành thí điểm lắp đặt camera giám sát về môi trường tại một số khu vực trọng điểm ô nhiễm môi trường trên các tuyến sông, làm cơ sở tiến hành xử phạt tình trạng xả thải trên sông”, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết./.

 

Trần Nguyên - Vũ Trân thực hiện

 

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.

Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).

Bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Có 38 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, với 5,5 ha, mỗi ao nuôi 1.000 m2, ông Nguyễn Hữu Ánh, Ấp 3, xã Tân Thành, (TP Cà Mau), cho biết, từ khi thả con giống đến khi cá lớn, lúc mưa phải theo dõi thường xuyên, để cá không bị thất thoát. Khi đào ao, làm ao, làm liếp phải có độ ngả ra bên ngoài. Lưới rào được bà con nuôi cá chọn là lưới mành xanh, chiều cao của lưới gần 1 m là an toàn. Riêng ống thoát nước, chọn ống 42, đầu ống được hơ lửa, khoan lỗ nhỏ. Tại một số đường thoát nước, bà con cũng đặt lú để phòng ngừa cá thoát ra ngoài khi mực nước dâng. Mùa mưa, nước ao nuôi trong hơn, cá phát triển tốt, nên lượng thức ăn cần nhiều hơn.

Nuôi gà tí hon làm thú cưng

Vừa là thú vui tao nhã giải toả stress, vừa tô điểm cho không gian đẹp và còn có thể tăng gia sản xuất ngay tại nhà phố, đó là mô hình nuôi gà rutin tiểu cảnh - loài gà được mệnh danh là “gà nhỏ nhất thế giới” đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn như nuôi thú cưng.