ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 12:54:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trả lời đơn yêu cầu của bà Lê Kim Đính

Báo Cà Mau (CMO) Đơn của bà Lê Kim Đính, thường trú Khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời yêu cầu giải quyết trả lại thành quả lao động cho bà đối với phần đất đã bị thu hồi như những người khác và tái định cư tại chỗ, đồng thời lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nền nhà bà đang ở.

Đất này do Nhà nước quản lý. Ngày 6/4/1991, ông Lê Chí Vĩnh và ông Phan Thanh Vũ có đơn xin đất biền hoang để nuôi tôm, diện tích 0,7 ha, phía sau hậu Phòng Giao thông huyện và được ông Nguyễn Văn Thu, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời xác nhận đồng ý giải quyết theo đơn, khi tập thể cần phải giao lại phần đất nêu trên.

Ngày 20/7/1999, Hội đồng Đền bù giải toả xây dựng khu dân cư thị trấn Trần Văn Thời lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng khu dân cư khu vực 1 (nay là Khóm 9), thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời. Trong phương án có 2 hộ là Đặng Lê Na và Lê Chí Vĩnh.

Ngày 10/12/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 126/QĐ-CTUB về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng khu dân cư thị trấn Trần Văn Thời cho 2 hộ. Hộ Lê Chí Vĩnh được đền bù số tiền 14.423.000 đồng, chi bồi thường nhà cửa, cây cối, hoa màu, không bồi thường đất, chỉ hỗ trợ bồi đắp. Phương án được triển khai và ông Vĩnh đã nhận tiền, cam kết không yêu cầu, khiếu nại về giá trị bồi hoàn (biên bản do ông Lê Chí Vĩnh ký ngày 10/3/2000).

Ngày 7/6/2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc với ông Lê Chí Vĩnh, ông Vĩnh trình bày như sau: Đất này được UBND huyện cho mượn từ năm 1991, diện tích 8.000 m2 (vị trí trước Trường Huỳnh Phi Hùng), sau đó ông chuyển nhượng lại cho chị ông là bà Lê Kim Đính khoảng 6.000 m2 (thời gian chuyển nhượng trước khi UBND huyện lập phương án bồi thường). Diện tích còn lại ông quản lý và có cho bà Võ Thị Điều ở trên phần đất này, trước khi lập phương án bồi thường. Đến năm 2000, phương án được phê duyệt, ông chỉ nhận tiền bồi thường cây bạch đàn, còn lại các thứ trong phương án không nhận vì là của bà Đính.

Ngày 9/6/2017, Tổ công tác số 2455 làm việc với bà Lê Kim Đính, bà Đính trình bày: Nguồn gốc đất này bà nhận chuyển nhượng của ông Lê Chí Vĩnh từ tháng 6/1991 sử dụng đến nay. Bà Đính yêu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 150 m2 (không thu tiền sử dụng đất). Việc sử dụng đất của bà Đính được ông Kiều Công Minh (nguyên Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời) chỉ đạo Phòng Địa chính (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường) đo đạc giao 3 nền (150 m2/nền); trong đó đã giao lại cho ông Dung 1 nền (bị giải toả xây dựng trụ sở UBND huyện). Khoảng năm 2002, bà Đính chuyển nhượng lại cho bà Hường 150 m2, còn lại 150 m2 bà Đính quản lý, sử dụng đến nay.

Qua ý kiến của bà Đính, tổ công tác giải thích, phân tích, chứng minh phương án trước đây đã tính hỗ trợ toàn bộ diện tích đất cho ông Lê Chí Vĩnh và ông Vĩnh đã nhận toàn bộ số tiền nêu trên, việc chuyển nhượng (bằng giấy tay không thông qua chính quyền địa phương) từ ông Vĩnh cho bà Đính năm 1991 là không phù hợp. Việc bà Đính sử dụng đất là khi thực hiện khu hành chính dân cư, UBND huyện tạm giao và phải nộp tiền sử dụng đất nhưng đến nay không nộp thì phải nộp tiền theo giá đất của UBND tỉnh quy định, nhân với hệ số điều chỉnh, đề nghị bà Đính phải thực hiện.

Tóm lại: Việc chuyển nhượng thành quả đất giữa ông Lê Chí Vĩnh và bà Lê Kim Đính là không đúng quy định, ông Vĩnh có trách nhiệm trả lại phần Nhà nước đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ mà ông Vĩnh đã nhận cho bà Đính. Trường hợp không thoả thuận được đề nghị bà Đính khởi kiện vụ việc khác.

Dự án khu hành chính dân cư được phê duyệt tại Quyết định 68/QĐ-CTUB ngày 21/2/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính và khu ở mật độ cao huyện Trần Văn Thời, khi giao nền có thu tiền sử dụng đất theo quy định. Hiện tại bà Đính đang sử dụng phần đất thuộc thửa số 53, tờ bản đồ số 33, diện tích 150,1 m2, thuộc dự án khu hành chính dân cư thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.

Việc bà Đính yêu cầu trả lại thành quả lao động số đất đã bị thu hồi như những người khác bảo đảm sự công bằng đúng quy định của pháp luật, tái định cư tại chỗ, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nền nhà bà Đính đang ở là không có cơ sở để xem xét./.

Quốc Toàn tóm lược

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).