ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 08:35:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2025)

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Báo Cà Mau Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.

Ðược Mỹ tiếp tay, Tổng thống nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu hô hào “tràn ngập lãnh thổ” và đưa quân chủ lực cùng toàn bộ lực lượng địa phương tiến hành lấn chiếm vùng giải phóng của ta nhằm xoá bỏ tình trạng “da beo” (giữa vùng địch và ta xen kẽ nhau) bất lợi cho chúng.

Ở Cà Mau, chúng đưa Trung đoàn 32 (Sư 21) càn quét giải toả dọc tuyến sông Bảy Háp và ven thị xã Cà Mau, dọc tuyến sông Ông Ðốc, sông Cái Tàu (Trần Văn Thời), Sông Trẹm (Thới Bình), đưa Tiểu đoàn biệt động quân 76 lấn chiếm thủ Tam Giang, Kinh 17 (Năm Căn), quân bảo an đóng đồn Vàm Bà Kẹo (Trần Văn Thời), tái chiếm Bàu Vũng, Tân Hưng (Cái Nước) và nhiều nơi khác trong tỉnh.

Nhân dân Cà Mau đổ ra đường chào mừng quân cách mạng.  Ảnh tư liệu

Nhân dân Cà Mau đổ ra đường chào mừng quân cách mạng. Ảnh tư liệu

Ði đôi với càn quét lấn chiếm, địch ra sức củng cố nguỵ quân, nguỵ quyền, ráo riết bắt lính đôn quân, nâng chất gian ác phản động, tăng cường bộ máy kềm kẹp quần chúng - cưỡng ép cả thanh niên, thiếu nữ vào phòng vệ dân sự... Mặt khác, chúng ráo riết hành quân càn quét, cướp phá mùa màng mà chúng gọi là “phong toả” kinh tế ta, thực hiện quét sạch, đốt sạch, giết sạch nhằm gây khó khăn đời sống Nhân dân ở vùng căn cứ đông dân nhiều của ta.

Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu dụ, chiêu hàng, tuyên truyền xuyên tạc hiệp định, đưa tin chiến thắng giả tạo, thậm chí chúng còn tuyên bố Hiệp định về ngừng bắn ở đây không còn giá trị.

Quán triệt nghị quyết của Hội nghị Khu uỷ mở rộng (ngày 3/2/1973), Tỉnh uỷ Cà Mau họp bàn và xác định nhiệm vụ trước mắt, triển khai kế hoạch thực hiện tân cơ sở. Với tinh thần tự lực tự cường, khắp nơi trong tỉnh, Nhân dân và lực lượng võ trang ta ra sức bao vây, tấn công địch bằng 3 mũi, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng.

Ở thị xã Cà Mau, trước tình hình các xã vùng ven phát triển mạnh, nhất là phong trào tấn công binh vận từ sau Hiệp định Paris, lực lượng ta triển khai trên các địa bàn trọng điểm và có kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo... Các lực lượng ở phía trước bám chặt địa bàn, bao vây đồn bót địch, phóng thanh, phát loa giải thích nội dung Hiệp định, kêu gọi binh sĩ lập công về với cách mạng. Khẩu hiệu “Mỹ thua về Mỹ, anh em binh sĩ về đâu?” lúc này tác động mạnh mẽ binh lính địch. Ta bao vây, phát loa kêu gọi binh sĩ ở các đồn bót. Ta gửi thư tay và phân phát bản Hiệp định tận gia đình binh sĩ, phổ biến chủ trương của Ðảng, chính sách hoà hợp của Mặt trận Dân tộc giải phóng, tháo gỡ những băn khoăn, hoài nghi cho binh sĩ. Hàng trăm gia đình hạ quyết tâm kêu gọi chồng, con em mình quay súng trở về với Nhân dân. Ta cũng chủ trương đánh một số trận vào nội ô để hỗ trợ binh lính và quần chúng đấu tranh. Ngày 16/4/1973, Ðội biệt động Hồ Thị Kỷ dùng chất nổ đánh xe quân cảnh đang vây ráp ở Phường 2, diệt 5 tên, phá hư 1 xe Jeep, gây ảnh hưởng lớn.

Hướng Nam Cà Mau, tháng 5/1973, lực lượng địa phương thị xã kết hợp cơ sở nội tuyến diệt đồn Cai Di, tiêu diệt 1 trung đội bảo an, thu 18 súng. Sau đó địch chiếm đóng lại. Ðến tháng 8/1973, ta tiếp tục đánh kỳ tập diệt đồn Cai Di lần 2. Cùng lúc, địa phương quân thị xã kết hợp với đặc công quân khu, đánh vào căn cứ hải quân Cà Mau, huỷ diệt 2 sà lan lớn - thớt bè của địch.

Phía Bắc Cà Mau, ta vây đồn Xóm Cảng, đánh bọn giải toả, diệt và làm bị thương 24 tên.

Ở huyện Trần Văn Thời, ta bao vây đồn thị tứ Sông Ðốc, đồn Bà Kẹo, phân chi khu cầu Chữ Y, Chi khu Rạch Ráng, tiêu diệt đồn Xóm Ruộng, Ðồn Cồi.

Tại huyện Thới Bình, ta bao vây Chi khu Thới Bình, đồn Xẽo Tre, Xóm Lớn, Rạch Giồng, Giồng Kè, đồn Cầu Số 2, đồn Cầu Số 6, tiêu diệt đồn Xóm Mới, đồn Cầu Số 3.

Ở huyện Cái Nước, đêm 14/4/1973, du kích xã Lương Thế Trân do đồng chí Xã đội trưởng Út Bình chỉ huy, trang bị 3 mìn định hướng, 1 đại liên, 2 M79, 15 khẩu M16 bí mật phục kích tại Xóm Rẫy, Nhà Phấn. Sáng 15/4/1973, tiểu đoàn chủ lực nguỵ đóng ở ấp Sở Tại cho 1 đại đội càn vào Nhà Phấn. Ta bố trí 3 mìn định hướng đội đầu, 2 tiểu đội mở theo hình miệng bát chờ sẵn. Quân địch kéo ngay vào đội hình ta phục kích. Ðợi địch đến thật gần, ta cho mìn nổ... Trong vòng 5 phút chiến đấu, ta đánh thiệt hại nặng đại đội này, diệt 19 tên, bắn bị thương 17 tên, bắt sống 5 tên, thu 13 súng, ta 2 đồng chí hy sinh và 2 bị thương.

Phong trào bao vây đánh lấn trên đà phát triển. Trong 1 tháng, địa phương quân Cái Nước kỳ tập diệt đồn Quảng Phú 2 lần. Một tuần đồn Mang Rổ 2 lần rút chạy. Ta tiếp tục bao vây các đồn dọc tuyến sông Bảy Háp: Cái Keo, Bà Lái, Vàm Xáng, Chi khu Giá Ngựa, Tân Hưng; các đồn theo trục lộ xe Cà Mau - Cái Nước: Bà Lộc, Chủ Nghi, Cống Ðá, Gộc Kỳ Ðà, Cây Ổi, Ba Lung, Rau Dừa và phân chi khu Cái Rắn.

Ở thị xã Cà Mau, du kích xã Lý Văn Lâm chống càn ở Lung Lá, đánh thiệt hại nặng đại đội bảo an của Tiểu đoàn 446, diệt 8 tên, bắn bị thương 3 tên, ta thu 1 đại liên 60, 1 M16, nhiều quân trang, quân dụng và bẻ gãy cuộc càn của địch.

Huyện Châu Thành bao vây đồn Hoà Thành. Huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng) bao vây Chi khu Ðầm Dơi, bức rút đồn Mương Ðiều, huyện Duyên Hải bao vây đồn Thủ Tam Giang, Kinh 17, đồn Cái Trăn. Ta liên tục tấn công địch, có những vị trí ta chiếm đi chiếm lại nhiều lần. Chi khu Giá Ngựa, Ðầm Dơi địch bung ra càn quét, ta đánh chặn buộc địch phải co rúc vào. Ðêm ta lại tiếp tục bao vây pháo kích. Ở các tuyến sông chiến lược: Tam Giang, Sông Ðốc, Bảy Háp, Cái Tàu, bộ đội địa phương và dân quân du kích liên tục chặn đánh tàu, xuồng chiến đấu của địch, làm chủ từng khúc sông. Từng lúc chặn không cho địch dùng đường sông tiếp tế cho chi khu, đồn bót bị ta bao vây. Có đợt chỉ trong vòng 10 ngày ta diệt 6 tàu địch trên sông Tam Giang.

Năm 1973, ta giải phóng thêm 6 xã: Nguyễn Huân, Tân Thuận, Tân Tiến, Quách Văn Phẩm, Tân Hưng, Khánh Hưng B.

(Theo tư liệu quyển sử “Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975”, NXB Mũi Cà Mau 1986).

 

Nguyễn Minh

 

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.