ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 14:32:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trợ thủ đắc lực của nhà nông

Báo Cà Mau Các nước trên thế giới đang chạy đua ứng dụng các giải pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản và đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, khoa học - công nghệ đã đóng góp hiệu quả vào phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá nông sản, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, chia sẻ: "Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Cà Mau đã nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào các lĩnh vực của ngành. Mục đích hướng đến là tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hoá, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ðơn cử trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản, công nghệ cao đã được áp dụng vào các quy trình nuôi, một số mô hình nổi bật là nuôi tôm thẻ chân trắng với quy trình Biofloc, Semi-Biofloc cho ao nuôi trải bạt; quy trình công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn; quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín...

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong ngành tôm góp phần nâng giá trị con tôm Cà Mau trên thị trường quốc tế.

Ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác chọn lọc, phục tráng giống đã nâng cao năng suất, chất lượng các giống lúa. Hằng năm, Cà Mau có trên 100 giống lúa được đề xuất bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh như ST20, ST24, CXT30, Sói lùn, Một bụi lùn, Ba bông mẳn, Một bụi bờ đìa... Ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn lọc giống giúp Cà Mau chọn được hàng chục ngàn cây dừa có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng vượt trội; chất lượng đàn heo được nạc hoá; giống gia cầm được phục tráng (giống gà tàu vàng địa phương). Ðối với giống cây lâm nghiệp, Cà Mau đã thành công trong công nghệ nuôi cấy mô một số dòng keo lai và sản xuất được từ 1,5-2 triệu cây giống/năm bằng phương pháp giâm hom...

Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, tạo giống thực vật mới thích ứng biến đổi khí hậu không ngừng được quan tâm. (Trong ảnh: Nuôi mô giống tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học - công nghệ tỉnh Cà Mau).

Theo ông Phan Hoàng Vũ, trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp Cà Mau, con tôm được định hướng phát triển thành sản phẩm chủ lực quốc gia, đây sẽ là ngành hàng mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, với lợi thế đất mặn, phèn ven biển - cửa sông giàu vi lượng, sản xuất lúa bằng nguồn nước trời, Cà Mau có đa dạng các vùng sinh thái, các loại hình sản xuất, đây chính là ưu thế cho chất lượng lúa Cà Mau.

"Ðể tận dụng lợi thế sẵn có này, Cà Mau đã định hướng phát triển ngành lúa gạo theo hướng bền vững, đầu tư theo hướng thâm canh trung bình. Bên cạnh đó, Cà Mau có đủ năng lực để cung cấp cho nhu cầu chế biến, tiêu dùng gỗ trong và ngoài nước. Với những tiềm năng và thế mạnh này, Cà Mau là vùng đất hứa hẹn cho nền nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai", ông Phan Hoàng Vũ kỳ vọng.

Sử dụng thiết bị bay để phun thuốc, công nghệ này được áp dụng nhiều trong canh tác lúa tại các vùng nông thôn Cà Mau.

Ðể tiếp tục khẳng định vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, tới đây, địa phương sẽ tăng cường liên kết chuỗi trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ. Thu hút doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng các thành tựu công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.

Nhiều nông dân tại địa phương lựa chọn phương pháp trồng rau thuỷ canh, cải thiện kinh tế hộ gia đình.

Cùng với đó, có cơ chế khuyến khích các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Cà Mau. Ðồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Cà Mau đã thành công nuôi cấy mô một số dòng keo lai, sản xuất từ 1,5-2 triệu cây giống/năm bằng phương pháp giâm hom.

 

Thiết bị công nghệ hỗ trợ tích cực cho các chủ thể OCOP nâng cao chất lượng sản phẩm. (Ảnh chụp tại cơ sở khô bổi Tám Oanh, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

 

Văn Đum

 

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ