ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 12:08:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nói không với xiệt điện

Báo Cà Mau Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của chính quyền địa phương và lực lượng công an các xã, thị trấn, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước nêu cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tự nguyện giao nộp dụng cụ xung điện và cam kết không hành nghề xiệt tôm cá trên sông.

Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong tự nhiên, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền và lực lượng công an các xã, thị trấn đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và “nói không với hành vi dùng công cụ xung kích điện xiệt tôm cá trên sông”. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã nêu cao ý thức chấp hành.

Ðến nay, trên địa bàn huyện có 5 trường hợp tự nguyện giao nộp dụng cụ xung kích điện và cam kết không hành nghề xiệt tôm cá trên sông. Anh Cao Văn Hậu, ấp Cái Chim, xã Trần Thới, 1 trong 5 người dân tự nguyện giao nộp dụng cụ xung kích điện, cho biết, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, chưa am hiểu pháp luật nên đã đầu tư dụng cụ và phương tiện vỏ máy gần 20 triệu đồng, hành nghề xiệt tôm cá trên sông để cải thiện kinh tế gia đình. Nay được Công an xã Trần Thới tuyên truyền, vận động, anh đã nhận thức và tự giác giao nộp dụng cụ xung kích điện cho lực lượng chức năng.

“Lúc đầu tôi nghĩ đơn giản, tôm cá dưới sông người ta đặt lú bắt được thì mình xiệt bắt cũng không sao. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và lực lượng công an xã, nhận thấy việc làm này là vi phạm pháp luật, tôi tự giác giao nộp dụng cụ, không hành nghề xiệt tôm cá trên sông nữa”, anh Hậu chia sẻ.

Anh Cao Văn Hậu giao nộp dụng cụ xung kích điện cho Công an xã.

Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Khanh, ấp Ông Khâm, xã Tân Hưng Ðông, tuy không thuộc hộ nghèo, nhưng hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, không đất sản xuất, sống bằng nghề làm thuê, thu nhập bấp bênh. Ðược người quen hướng dẫn, anh đặt mua dụng cụ xung kích điện xiệt tôm cá trên sông để cải thiện cuộc sống gia đình. Sau thời gian mưu sinh nghề xiệt tôm cá trên sông, anh nhận thấy việc làm này không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể xảy ra tai nạn điện bất cứ lúc nào, mà còn huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản trên sông. Theo đó, anh Khanh đã tự nguyện giao nộp dụng cụ xung kích điện cho lực lượng chức năng.

Anh Khanh chia sẻ: “Dùng xung kích điện xiệt tôm cá trên sông rất tác hại đến nguồn lợi, vì chủ yếu bắt tôm cá có trọng lượng lớn, còn tôm cá nhỏ mình không thể vớt bắt được, nó có thể chết. Dẫn chứng như, hôm nay mình đi xiệt tuyến kênh này, vài hôm sau quay trở lại xiệt tiếp thì gần như không bắt được con nào. Ðược chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động gia đình hiểu và tự nguyện giao nộp dụng cụ xiệt điện cho lực lượng chức năng, cam kết không hành nghề này nữa”.

Công an xã Trần Thới thường xuyên phối hợp với chi bộ ấp tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối không sử dụng xung kích điện khai thác thuỷ sản trên sông.

Ðại uý Huỳnh Chí Tiến, Phó trưởng Công an xã Trần Thới, cho biết, ngoài công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, Công an xã còn rà soát, nắm tình hình, phát hiện trên địa bàn xã có 9 trường hợp có nguy cơ dùng xung kích điện xiệt tôm cá trên sông. Theo đó, đã vận động và có 3 trường hợp tự giác giao nộp; xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp, 5 trường hợp còn lại cũng đã làm cam kết.

Ðể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, công an các xã, thị trấn trong huyện Cái Nước tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp dụng cụ xung kích điện và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, sử dụng dụng cụ huỷ diệt này./.

 

Huỳnh Việt

 

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

“Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Mở cao điểm chống khai thác IUU

Quyết liệt chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như chuẩn bị làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), trong tháng 9, tỉnh Cà Mau mở đợt cao điểm chống khai thác IUU trên địa bàn. Trong đó, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU.

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.