ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:19:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Báo Cà Mau “Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Khánh Hưng là xã thuộc vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời, có thể nói là cái nôi để cá đồng sinh sản và phát triển. Thế nhưng những năm gần đây, do cuộc sống mưu sinh, người dân khai thác cá đồng theo hình thức tận diệt, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt.

“Xác định bảo vệ nguồn lợi cá đồng chính là gìn giữ một thương hiệu đặc sản vốn có của Cà Mau, lực lượng công an thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra. Qua đó, đã xử lý nhiều trường hợp cố tình vi phạm”, ông Trí cho biết.

Các dụng cụ xung kích điện công suất lớn do Công an xã tịch thu.

Cụ thể, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 2/3/2024, đang lúc tuần tra trên tuyến sông thuộc ấp Bình Minh 2, lực lượng Công an xã phát hiện đối tượng Phạm Hồ Vũ (ngụ Ấp 1, xã Trần Hợi) đang dùng bình điện tự chế với công suất lớn để xiệt bắt cá. Sau khi phát hiện lực lượng chức năng, đối tượng Vũ định tháo chạy nhưng đã bị lực lượng công an vây bắt, tịch thu tang vật. Trường hợp này đã xử phạt theo quy định tại khoản 1, Ðiều 28, Nghị định 42/2019, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuỷ sản, đối tượng Vũ bị phạt 4 triệu đồng.

Bên cạnh đó, địa phương triển khai gắn 17 bảng tuyên truyền tại trụ sở UBND xã, trung tâm văn hoá xã, trụ sở văn hoá ấp..., góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc giao nộp và tố giác các hộ còn tàng trữ các dụng cụ tự chế để săn bắt cá có tính huỷ diệt. Qua rà soát, thống kê trong 15 ấp, hiện còn 76 trường hợp tàng trữ dụng cụ kích điện.

Biển tuyên truyền trực quan được lắp đặt tại các tuyến đường chính, dễ thấy.

Biển tuyên truyền trực quan được lắp đặt tại các tuyến đường chính, dễ thấy.

Ông Trí thông tin, qua tuyên truyền vận động, người dân đã chủ động giao nộp 8 bộ dụng cụ kích điện; xã đã xử phạt hành chính 8 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền trên 32 triệu đồng. Ðồng thời, UBND xã chỉ đạo các ấp, đoàn thể quyết liệt tuyên truyền các quy định về sử dụng điện để khai thác thuỷ sản, hình thức xử phạt đến từng hộ dân, để họ nêu cao nhận thức trong bảo vệ và tuyệt đối không vi phạm.

Bà Nguyễn Kiều Nhi, Phó chủ tịch Hội LHPN xã, cho biết: “Ðược sự chỉ đạo của Hội LHPN huyện, UBND xã, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn xã đã triển khai quyết liệt cho chị em hội viên nắm, để mỗi chị là một tuyên truyền viên, không chỉ tuyên truyền trong gia đình mà còn cho xóm làng nắm, cùng nhau thực hiện, từng bước nâng cao ý thức của chị em. Nếu trước đây nhiều người dân ngang nhiên đeo bình xiệt đi khắp nơi để xiệt cá, thì hiện nay hình ảnh này không còn nữa. Người dân chủ động tố giác khi phát hiện có đối tượng thực hiện hành vi săn bắt, xiệt cá theo hình thức huỷ diệt”.

Các cấp Hội LHPN đẩy mạnh tuyên truyền.

“Ðể bảo vệ nguồn lợi và phát triển cá đồng, xã đã quy hoạch vùng nuôi tại ấp Nhà Máy A, với diện tích trên 30 ha, có 12 hộ tham gia. Ðồng thời, xã cũng chỉ đạo công an, các hội, đoàn thể quyết liệt ra quân tháo dỡ các hàng đáy trên sông để bảo vệ nguồn lợi cá đồng vào mùa sinh sản. Hiện trên địa bàn xã có 4 hàng đáy, với 15 miệng đáy của 12 hộ dân. Công tác giải toả hàng đáy đã tổ chức ra quân 4 cuộc, với 25 lực lượng tham gia. Hiện đã giải toả trắng. Xã chỉ đạo các lực lượng có liên quan tiếp tục ra quân, kiểm tra, vận động, trường hợp nào còn cố tình vi phạm sẽ tiến hành xử lý theo quy định”, ông Trí thông tin thêm./.

 

Kim Cương

 

Hồ cá mini để bàn đẹp Hồ cá mini để bàn

Phát huy kết quả thực hiện Chỉ thị 17

“Các hành vi vi phạm về khai thác thuỷ sản (KTTS) mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất; ý thức chấp hành pháp luật về thuỷ sản của người dân ngày càng được nâng cao; nền nếp và kỷ cương trong phòng, chống KTTS mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được củng cố và tạo niềm tin của các cấp từ chính quyền đến cộng đồng dân cư”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin về kết quả thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

 Tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác mang tính huỷ diệt

Trong 2 ngày (23-24/12), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác do ông Bùi Nhật Phương, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư, làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 17 – CT/TU ngày 26/02/2024 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trên địa bàn xã Khánh An (huyện U minh) và xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi).

Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật trên biển

Chiều 19/12, tại UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam; phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) cho cán bộ, đảng viên, ngư dân trên địa bàn.

Hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Sáng 19/12, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho gần 60 đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các chi cục vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND huyện Trần Văn Thời và Bộ đội Biên phòng, ngư dân tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cà Mau sẵn sàng đón Ðoàn thanh tra của EC

Theo dự kiến, cuối năm nay, Ðoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình về thực hiện các yêu cầu chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cũng như các địa phương có ngành thuỷ sản phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định về chống khai thác IUU, thời gian qua tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Mạnh tay xử phạt vi phạm IUU

Nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã và đang được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Trong đó, cùng với việc tuyên truyền để người dân, ngư dân nắm bắt, chấp hành theo quy định, ngành chức năng còn mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng"

Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), huyện Ngọc Hiển đang quyết tâm cùng tỉnh và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC).

"Lá chắn" trong hành trình gỡ "thẻ vàng"

Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi tập trung đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 100% tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình (VMS), một trong những yêu cầu quan trọng của Uỷ ban Châu Âu (EC) để ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Tàu “3 không” cần trợ lực

Là địa phương có số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của tỉnh, nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho đợt thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với cơ quan chuyên môn tháo gỡ khó khăn, triển khai cao điểm các biện pháp đồng bộ chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn với loại hình tàu cá “3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Nhiều phương tiện hiện gặp khó trong khâu đăng ký, đăng kiểm, đang cần được hỗ trợ.