ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 04:17:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rà soát tổng thể quy hoạch vùng ngọt hoá Trần Văn Thời

Báo Cà Mau Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Đó là đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam tại hội nghị phát triển sản xuất vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời diễn ra vào chiều 30/8.

PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam, phát biểu tại hội nghị.

 

Tham dự hội nghị có các chuyên gia về lĩnh vực thuỷ lợi, đầu tư xây dựng, các sở, ngành và 2 địa phương huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi và Lê Văn sử chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các chuyên gia về khoa học thuỷ lợi, xây dựng hạ tầng, đại diện lãnh đạo sở, ngành tỉnh và 2 huyện Trần Văn Thời, U Minh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi nhất trí về mặt chủ trương giao các sở, ngành hướng dẫn huyện lập quy hoạch tổng thể, lâu dài cho vùng ngọt hoá Trần Văn Thời.

 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, cần xây dựng đề án phát triển vùng ngọt hoá theo lộ trình ưu tiên để bố trí nguồn lực cho phù hợp.

Huyện Trần Văn Thời được quy hoạch là vùng ngọt hoá của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là diện tích và sản lượng lúa. Thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng này tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống cống có 58 cống, trong đó, tuyến đê Minh Hà - Sông Đốc có 26 cống; tuyến đê biển Tây 6 cống; tuyến bờ bao các ô của tiểu vùng có 24 cống. Hệ thống trạm bơm có 9 trạm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h. Tiểu vùng III – Bắc Cà Mau được xây dựng 6 ô thuỷ lợi…

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, vùng ngọt hoá này thường bị ngập úng, thiệt hại đến sản xuất, mức độ thiệt hại tuỳ thuộc vào lượng mưa hằng năm. Việc xác định phân chia tiểu vùng cho phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện sản xuất phần lớn vẫn chưa được định hình đầu tư. Các ô thuỷ lợi đã được đầu tư khép kín hệ thống cống, bờ bao nhưng chưa được đầu tư hệ thống trạm bơm tương thích nên việc điều tiết nước gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với đó, công tác tổ chức, sắp xếp lại sản xuất gặp nhiều khó khăn, yếu tố sản xuất tự phát còn lớn; hiệu quả đầu tư hạ tầng và hỗ trợ mô hình sản xuất từ nguồn đất lúa chưa cao. Một số địa bàn vùng ngọt bố trí sản xuất chưa phù hợp, kém hiệu quả nhưng chậm chuyển đổi…

Bí thư Huyện uỷ huyện Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt đề xuất các vấn đề hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo sản xuất.

Trước những bất cập trên, hội nghị đã được các chuyên gia đánh giá, phân tích nguyên nhân tình trạng ngập úng mùa mưa và tình trạng thiếu nước của vùng. Theo đó, hội nghị cũng nhìn nhận rõ ràng hệ thống thuỷ lợi của vùng ngọt hoá chưa hoàn chỉnh, việc vận hành chưa hợp lý nên ảnh hưởng đến ngập úng, sạt lở; thiếu đồng bộ trong vận hành các hệ thống trạm bơm; chưa tính toán đến vấn đề trữ nước ngọt để đảm bảo trồng trọt, sản xuất.

Qua đó, về giải pháp trước mắt, các ngành, địa phương đề xuất cần phân vùng quy hoạch trồng cây, con cho phù hợp. Cần đầu tư trạm bơm, bờ bao để đảm bảo tiêu thoát  nước; lịch thời vụ bám sát điều kiện sản xuất từng vùng…

Hội nghị cũng đi sâu phân tích năng lực trữ nước, chủ động trong việc tạo nguồn trữ nước ngọt tại chỗ, điều tiết nước luân phiên, khắc phục thiếu nước cuối vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, giải pháp trước mắt thí điểm đầu tư các ô thuỷ lợi nhỏ. Còn về lâu dài, cần có đánh giá, rà soát tổng thể vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi và qua đó, để xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Ghi nhận ý kiến đóng góp của sở, ngành, địa phương và các chuyên gia, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, cần xây dựng đề án phát triển vùng ngọt hoá theo lộ trình ưu tiên để bố trí nguồn lực cho phù hợp. Đầu tư và chú trọng điều hành lại hệ thống thuỷ lợi đang có cho phù hợp.

Về chuyển đổi sản xuất, cần tìm kiếm mô hình lẫn hỗ trợ nguồn lực cho người dân, đáp ứng điều kiện sản xuất. Trong chỉ đạo điều hành, chính quyền địa phương các cấp chặt chẽ hơn. Về huy động nguồn lực, cần bố trí lồng ghép nhiều chương trình dự án, sử dụng nguồn lực sẵn có và tìm kiếm xã hội hoá đầu tư.

“Phải giữ cho được 44.000 ha hệ sinh thái vùng ngọt trong suốt qua trình hình thành và phát triển tỉnh Cà Mau và tới đây khi có điều kiện thì sẽ mở rộng vùng ngọt. Giữ được vùng này là giữ được nét sinh thái đặc trưng của bán đảo Cà Mau”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi kiên quyết.

Để làm được điều này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi đã nhất trí về mặt chủ trương giao các sở, ngành hướng dẫn huyện lập quy hoạch tổng thể, lâu dài cho vùng ngọt hoá trên căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn. Đi liền với đó là đầu tư hệ thống thuỷ lợi, kiểm soát vấn đề bơm tháo nước phục vụ sản xuất. Xây dựng Trần Văn Thời là vùng tiêu biểu về các mô hình tổ chức sản xuất, liên kết doanh nghiệp thu hút đầu tư, kết nối để khai thác hiệu quả tuyến đường ven biển phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Vùng ngọt hoá hiện có 58 hệ thống cống; hệ thống trạm bơm có 9 trạm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h, nhưng chưa đảm bảo phục vụ sản xuất.

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.