ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:05:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xứng tầm đô thị biển

Báo Cà Mau Với người dân Sông Ðốc, Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, niềm vui, sự rộn ràng càng nhân lên bội phần khi cầu sông Ông Ðốc thông xe, nối nhịp đôi bờ Nam - Bắc, hình thành nên hệ thống giao thông liên hoàn từ Ðông sang Tây. Từ đây mở ra cơ hội kết nối với đường ven biển của các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị nơi cửa biển sầm uất bậc nhất vùng cực Nam.

Cầu Ông Ðốc hoàn thành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Trần Văn Thời nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung. Ảnh: NHẬT MINH

Với vị thế khá đặc biệt, thị trấn biển - đảo Sông Ðốc nằm ở điểm đầu cực Nam Tổ quốc, là cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia thông với biển Tây và cũng là đô thị cửa ngõ mở ra biển Tây của tỉnh Cà Mau trong tương lai. Thị trấn Sông Ðốc được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận, gió hoà, ngư dân nơi đây bao đời tiếp nối nghề truyền thống vươn khơi bám biển.

Ngoài đội tàu hùng hậu, với gần 1.400 phương tiện khai thác xa bờ, nơi đây còn quy tụ hơn 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, tập trung nhiều là các mặt hàng xăng dầu, nước đá, ngư cụ... Nhờ đó, mỗi năm có hàng trăm ngàn tấn hải sản của Sông Ðốc được vận chuyển tiêu thụ khắp nơi, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của huyện, tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực như xây dựng - công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có lượng tàu thuyền khai thác, đánh bắt thuỷ sản nhiều nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản của ngư trường biển Tây, du lịch sinh thái cũng là thế mạnh của vùng đất này trong tương lai, khi điều kiện hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, kết nối với khu du lịch như hòn Ðá Bạc, Khu di tích Bác Ba Phi, Khu Du lịch đầm Thị Tường…

Hơn hết, tiềm năng, lợi thế của Sông Ðốc còn được mở ra khi hàng loạt các công trình, dự án trọng điểm không ngừng đầu tư trên địa bàn. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Ông Ðốc, với tổng vốn đầu tư gần 640 tỷ đồng, đã mang lại diện mạo mới, sắc vóc đầy kiêu hãnh, rực rỡ của đô thị nơi cửa biển.

Ông Mai Hoàng Nghiệp, ngư dân cố cựu Khóm 3, thị trấn Sông Ðốc, đã mấy mươi năm gắn bó xứ biển này, phấn khởi: “Từ khi có cầu Sông Ðốc, thị trấn nhộn nhịp hẳn lên. Ngoài việc người dân không còn cảnh qua sông luỵ phà, nhịp cầu mơ ước này như sợi dây kết nối người dân 2 bờ Nam - Bắc gần nhau hơn. Bao nhiêu dự định làm ăn, mơ ước đổi đời dần trở thành hiện thực”.

Nhưng có lẽ vui hơn hết là ngư dân nơi đây, trước nay điều kiện đi lại không thuận lợi nên phần lớn thuỷ sản đánh bắt phải chở đi nơi khác tiêu thụ, mất nhiều chi phí, lợi nhuận cũng giảm đi. Giờ đây, với cây cầu này, các phương tiện vận tải hàng thuỷ sản lưu thông qua cầu Sông Ðốc, đi theo đường bờ Nam vào Quốc lộ 1 rất thuận tiện, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá đến các tỉnh bạn, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mỗi năm, Sông Ðốc có hàng trăm ngàn tấn hải sản được cung ứng, tiêu thụ trong và ngoài nước.

Với tiềm năng lợi thế đã và đang mở ra, thị trấn Sông Ðốc được quy hoạch phát triển thành đô thị ven biển sinh thái và hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu. Là đô thị kinh tế biển, động lực của tiểu vùng ven biển phía Tây, những dự án lớn tiếp tục được triển khai trên địa bàn, như Dự án đầu tư xây dựng nhà ở trung tâm đô thị Sông Ðốc; Dự án Khu đô thị Cửu Long; Dự án Khu dân cư Khóm 9 (bờ Bắc Sông Ðốc); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đô thị biển Sông Ðốc; Dự án Khu dân cư mật độ cao ở Khóm 10; Dự án Khu nhà ở công nhân chế biến thuỷ sản Sông Ðốc; Dự án Nhà máy chế biến bột cá PROMAX... Ðặc biệt, Dự án xây dựng Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại cửa sông Ông Ðốc vừa được khởi công là dự án có ý nghĩa quan trọng.

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nhấn mạnh: “Trên cơ sở quy hoạch tỉnh Cà Mau vừa được Chính phủ phê duyệt, huyện Trần Văn Thời bám sát định hướng quy hoạch, quyết tâm xây dựng thị trấn Sông Ðốc là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Cà Mau; phát triển Sông Ðốc thành đô thị sông nước, ven biển có bản sắc riêng. Ðô thị Sông Ðốc sẽ là trung tâm dịch vụ kinh tế biển; có cấu trúc không gian đô thị hài hoà với cảnh quan sông nước; phát huy lợi thế của từng khu vực để đầu tư hiệu quả và phát triển mạnh về kinh tế. Sẽ xây dựng khu trung tâm bờ Bắc Sông Ðốc là trung tâm hành chính, giáo dục, y tế, thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; khu trung tâm bờ Nam Sông Ðốc là trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp, cảng, hậu cần và dịch vụ nghề cá. Các hệ thống trung tâm kết nối với nhau qua các trục giao thông; tập trung phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông đối ngoại đường tỉnh, đường bộ ven biển, đặc biệt là phát huy lợi thế về đường thuỷ (cảng cá, cảng tổng hợp)...”.

Không bao lâu nữa, đô thị Sông Ðốc sẽ chuyển mình hướng mạnh ra biển lớn. Những dự án mang tầm chiến lược đã và đang từng bước kiến tạo nền móng vững chắc để Sông Ðốc xứng tầm đô thị biển của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc./.

 

Hồng Nhung

 

Bán dự án Caraworld trực tiếp CĐT cho thuê nhà xưởng tại Hưng Yên Mở bán Masteri Lakeside Bồn tắm cao cấpMua bán bán đất mỹ gia gói 8 Chính chủ, Giá Tốt NhấtDự án senturia an phú quận 2Mở bán Noble Crystal the gió riverside Mua bán căn hộ happy one sora giá tốt nhất năm 2025

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).