ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 21:44:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Chính trị Châu Văn Đặng: Vận dụng nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư vào giảng dạy Trung cấp lý luận chính trị

Báo Cà Mau

Hội thảo khoa học Vận dụng nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (gọi tắt là tác phẩm của Tổng Bí thư) vào giảng dạy Trung cấp lý luận chính trị vừa được Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu tổ chức. Qua đó, giúp giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính Đảng, tính chính trị, bảo đảm sự cập nhật thực tiễn, tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn hơn nữa trong mỗi bài giảng của mình.

Quang cảnh Hội thảo Vận dụng nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy Trung cấp lý luận chính trị. Ảnh: N.Q

“XÂY DỰNG XÃ HỘI VÌ CON NGƯỜI”

Theo người chủ trì hội thảo, để dạy tốt phần học A.V và A.VI (môn CNXH khoa học), đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu kỹ, hiểu sâu hơn những vấn đề CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong tác phẩm của Tổng Bí thư để vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính Đảng, tính chính trị, bảo đảm sự cập nhật thực tiễn, tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn hơn nữa trong mỗi bài giảng của mình.

Có 8 tham luận trình bày trực tiếp tại Hội thảo, tập trung làm rõ những nội dung về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và vận dụng nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh hiện nay.

Theo Thạc sĩ Võ Minh Khang - Trưởng Khoa Lý luận cơ sở, có thể vận dụng tác phẩm của Tổng Bí thư vào giảng nội dung triết học Mác - Lênin với việc nhận thức chủ nghĩa tư bản và triết học Mác - Lênin với việc nhận thức CNXH. Đối với nội dung thứ nhất, tác phẩm của Tổng Bí thư chỉ ra rằng, “chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn(…). Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”. Còn với nội dung thứ hai, tác phẩm của Tổng Bí thư viết: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thật sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.

ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Tại hội thảo, đồng chí Đặng Văn Mỹ (Khoa Lý luận cơ sở) đưa ra nhận định: “Tác phẩm của Tổng Bí thư đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn quý giá để giảng viên có thể khai thác, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy CNXH khoa học, thể hiện ở 5 nội dung chủ yếu”. Tác phẩm của Tổng Bí thư đã cung cấp những nhận thức khoa học và đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đồng thời, phân tích, định hướng công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với những thách thức không hề nhỏ, những khó khăn, phức tạp mới.

Đồng chí Nguyễn Văn Vũ - Phó trưởng Khoa Nhà nước pháp luật thì, vận dụng tác phẩm của Tổng Bí thư vào giảng dạy bài 18 “Một số quy luật, phạm trù cơ bản của CNXH khoa học” ở 5 nội dung. Đó là: khái quát về CNXH khoa học; sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân; chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Kết thúc bài tham luận, đồng chí Vũ khẳng định, vận dụng tác phẩm của Tổng Bí thư vào giảng dạy bài 18 là định hướng cho những cán bộ, đảng viên phát huy trí tuệ, năng lực của bản thân một cách có hiệu quả trong mọi lĩnh vực công tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn: xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

NGUYỄN QUỐC

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.