ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 11:26:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ giảm nghèo thông tin đến giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương tình), trong giai đoạn 2022 - 2024, bên cạnh những giải pháp giảm nghèo thiết thực đã và đang được triển khai thì các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh còn đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin để giúp người dân tiếp cận chính sách, nâng cao dân trí, năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sở LĐ-TB&XH truyền thông các chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân huyện Vĩnh Lợi.

Tăng cường truyền thông, thông tin về Chương trình

Với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của Chương trình nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Bạc Liêu ban hành tương đối đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định. Ban chỉ đạo các chương trình MTQG được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở tạo cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất. Thông tin, tuyên truyền, truyền thông về Chương trình được quan tâm thực hiện. Đổi mới phương thức thực hiện; công tác giám sát đánh giá được chú trọng, tăng cường; các dự án, tiểu dự án của Chương trình được triển khai đồng bộ, nâng cao hiệu quả chất lượng trong thực hiện các mục tiêu dự án của Chương trình.

Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh còn chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH, Sở TT-TT, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình để tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: thực hiện biên soạn, thiết kế tờ rơi, áp-phích và đăng phát các tin bài, phóng sự… về chính sách, chương trình giảm nghèo, những tấm gương hộ nghèo làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và giảm nghèo. Qua đó, những nội dung thông tin về các dự án, tiểu dự án, chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được truyền tải đến với người dân và các nhóm đối tượng thụ hưởng.

Nhờ làm tốt công tác triển khai, thực hiện, đến nay công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững đã đạt kết quả khả quan. Cụ thể, đối với tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin, giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh được phân bổ vốn gần 3,5 tỷ đồng và đã giải ngân hơn 1,3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được phân bổ, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chức 70 lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông cấp xã với 2.800 lượt đại biểu tham dự; in ấn hơn 40.000 tờ rơi, áp-phích tuyên truyền về Chương trình.

Sở TT-TT cũng đã phối hợp với các ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 4 cuộc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, tuyên truyền viên khóm, ấp về Chương trình trên địa bàn tỉnh với 280 lượt đại biểu tham dự; in ấn 9.000 cuốn tài liệu tuyên truyền về các chính sách mới của Chương trình; Phối hợp với Đài PT-TH Bạc Liêu thực hiện 5 phóng sự chuyên đề; phối hợp với Báo Bạc Liêu thực hiện 17 chuyên trang, ấn phẩm tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình, với tổng kinh phí thực hiện các nội dung trên là 359 triệu đồng.

Về tiểu dự án 2 Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, giai đoạn 2022 - 2024, với nguồn vốn được phân bổ gần 4 tỷ đồng, tỉnh đã giải ngân gần 1,6 tỷ đồng. Qua nguồn vốn này, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn tổ chức 114 cuộc truyền thông nhóm cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, có 4.995 đại biểu tham dự; sửa chữa 24 cụm pa-nô tuyên truyền với khẩu hiệu “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, của tỉnh thực hiện 6 phóng sự, chuyên mục, 8 chuyên trang tuyên truyền về Chương trình.

Đoàn cán bộ TX. Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) tham quan mô hình Dự án nuôi chồn của nông dân huyện Phước Long. Ảnh: T.Q

Phát huy chính sách hỗ trợ người nghèo

Trong công tác giảm nghèo bền vững, tỉnh xác định thực hiện tốt công tác truyền thông về Chương trình là yếu tố rất quan trọng giúp người nghèo nắm vững, hiểu đúng và đầy đủ về các chính sách hỗ trợ, từ đó tiếp nhận các nguồn lực để vươn lên. Do đó, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo…, tỉnh còn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các sở, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, khơi dậy tinh thần tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, tỉnh đã huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo đa chiều. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan và các huyện, thị xã, thành phố còn chủ động xây dựng tài liệu, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các công chức trực tiếp làm công tác giảm nghèo, các đối tượng tham gia thực hiện Chương trình. Kết quả, đã tổ chức 40 lớp tập huấn cho 2.000 lượt công chức làm công tác giảm nghèo, trưởng các tổ chức đoàn thể, bí thư, trưởng khóm - ấp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; 6 đoàn học tập kinh nghiệm; khoảng 1.260 người dân được tập huấn, hướng dẫn, tư vấn tạo sinh kế, hướng nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập để vươn lên thoát nghèo.

Với nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực đã tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân cùng chung tay thực hiện công tác giảm nghèo; nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi và chuyển biến nhận thức đối với mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và người dân về công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều hộ nghèo, người nghèo có ý thức, ý chí chủ động vượt khó, vươn lên thoát  nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch trong thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, với tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo giảm trên 3,18%/năm.

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện hiệu quả dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình đã mang lại những tín hiệu khả quan, và những kết quả đó tiếp tục khẳng định hiệu quả cũng như tầm quan trọng của công tác truyền thông trong giảm nghèo bền vững. Hơn hết, thông qua truyền thông đã động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Minh Luân

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.