ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 11:35:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 13/12 đánh dấu sự kiện lịch sử trọng đại của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau. 81 năm trước, ngày 13/12/1940, khởi nghĩa Hòn Khoai đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Qua đó, đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tạo động lực, củng cố niềm tin tất thắng bằng khởi nghĩa vũ trang trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, không riêng ở Cà Mau mà trên phạm vi cả nước.

Tranh: Minh Tấn

Ngược dòng lịch sử, 81 năm trước, theo sự chỉ đạo của Xứ uỷ Nam kỳ, Ðảng bộ tỉnh Bạc Liêu (gồm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) đã thành lập Ban khởi nghĩa do đồng chí Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Quách Văn Phẩm, đồng chí Trần Văn Phán, Uỷ viên Thường vụ, cùng làm Phó trưởng ban. Các uỷ viên gồm: Trần Thị Lộc, Trần Văn Sớm, Nguyễn Văn Ðàn, Vũ Hoành, Nhượng (Sứt) và Phan Ngọc Hiển.

Ban khởi nghĩa tỉnh đã phân tỉnh Bạc Liêu ra thành 3 khu vực: 1, 2 và 3, phân công lãnh đạo phụ trách khởi nghĩa. Chủ trương được triển khai đến tận các chi bộ Ðảng để lãnh đạo quần chúng nổi dậy. Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo tổ chức đội tự vệ, du kích, thành lập nơi chuyên sản xuất vũ khí (làm cả súng, đạn, bom tay).

Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, Tỉnh uỷ đã chú trọng đến Hòn Khoai (thuộc khu vực 1). Khoảng tháng 8/1940, đồng chí Trần Văn Thời cử đồng chí Phan Ngọc Hiển trực tiếp ra Hòn Khoai xây dựng cơ sở.

Hòn Khoai ở phía Ðông Nam Mũi Cà Mau, cách bờ đất liền 20 km, là hòn lớn nhất, xung quanh còn có Hòn Lớn, Hòn Tương, Hòn Sao, Hòn Khói, Hòn Ðồi Mồi. So với mặt nước biển, điểm cao của Hòn Khoai là 318 m, nếu lấy điểm cao của đèn biển thì tới 335 m. Lúc đó, dân cư Hòn Khoai sống thưa thớt, chủ yếu là trồng rẫy và đánh bắt cá. Nhưng ở đây có nước ngọt nên thuyền bè thường lui tới lấy nước. Ðây cũng là điểm thuận lợi để ta thâm nhập vào đảo, tổ chức hoạt động mà bọn địch không phát hiện được.

Pháp chọn Hòn Khoai để xây dựng đèn biển, nằm trong hệ thống đèn Cần Giờ, Bãi Cạnh, Hòn Khoai, Phú Quốc. Về nhân sự và vật tư, đèn Hòn Khoai dưới quyền của Sở Hàng hải đèn biển và cọc tiêu (Service de la navigation phares et balises), do Olivier, người Pháp trông coi. Ngoài ra còn có Nguyễn Văn Cự (điện tín viên), Ðỗ Văn Sến, Ngô Văn Giảng, Nguyễn Văn Ðức (gác-dan nhà đèn), Ðặng Văn Cự (thợ máy), Ðỗ Văn Biên, Võ Văn Ðình (tài công). Ðèn biển Hòn Khoai có một trạm vô tuyến điện, hàng ngày có nhiệm vụ 2 lần phải liên lạc với Sài Gòn và các đèn biển bạn theo giờ quy định.

Ngày 13/12, khoảng 21 giờ như thường lệ, Olivier đến phòng điện đài đưa tin cho đồng chí Cự để phát. Các đồng chí phục sẵn ở cửa, nhảy tới ôm, vật ngã Olivier, với ý định bắt sống, nhưng Olivier chống cự quyết liệt, nên bị đồng chí Cát dùng hòn đá đập mạnh vào đầu, Olivier chết ngay tại chỗ.

Ðánh chiếm Hòn Khoai diễn ra nhanh chóng. Ðồng chí Phan Ngọc Hiển và anh em cho giải vợ, con Olivier ra ca-nô về Năm Căn. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên ca-nô, khi ca-nô gần tới đất liền, khẩu hiệu Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế cũng được trương lên. Khi về tới Năm Căn, chờ gần suốt đêm không liên lạc được với Ban chỉ huy khởi nghĩa khu vực 1, đồng chí Hiển cho quay ra Thủ Tam Giang, khống chế Lê Toàn Ðông phụ trách Trạm kiểm lâm Tân Ân, tịch thu toàn bộ vũ khí rồi quay ra Rạch Gốc, để vợ con Olivier ở lại trong nhà một tài công.

Trưa ngày 16/12, bọn địch ở Cà Mau cho 2 tàu chở lính Mã tà tiến vào Rạch Gốc. Do lực lượng địch mạnh, các chiến sĩ chuyển sâu vào rừng để bảo toàn lực lượng, chờ bắt liên lạc với Tỉnh uỷ. Ngày 22/12, sau nhiều ngày đêm nghĩa quân di chuyển trong rừng rậm, sông, biển, không còn lương thực, cả nước uống cũng cạn hết, đồng chí Phan Ngọc Hiển và các đồng chí khác đều bị địch bắt. Những ngày tiếp sau, địch liên tục càn quét, đốt phá toàn bộ nhà cửa ở Rạch Gốc, một số nhà dân ở Tân Hưng Tây, Tân Hưng, Thạnh Phú, chúng cướp tài sản và bắt 228 người. Chúng tra khảo dã man, nhiều người đã chết ngay trong lúc bị tra tấn.

Sau hơn 6 tháng giam cầm, sáng ngày 12/7/1941, chúng đưa 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra xử bắn tại Sân vận động Cà Mau. Ðồng chí Phan Ngọc Hiển kiên quyết không cho chúng bịt mắt và đã nói lời từ giã đồng bào trước khi vĩnh biệt: “…Chúng tôi là những người cộng sản coi cái chết rất bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được ấm no, nhất định những người kế tục chúng tôi sẽ tiêu diệt thực dân Pháp! Nhất định Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập!”…

Khi chúng đưa 10 đồng chí ra xử bắn, đồng chí Phan Ngọc Hiển hô to:

- “Ðả đảo đế quốc Pháp!

- Ðông Dương độc lập muôn năm!

- Ðảng Cộng sản Ðông Dương muôn năm!”

Các đồng chí khác cùng hô theo.

Sự hy sinh anh dũng của 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã để lại vô vàn tiếc thương và nỗi căm hận cho đồng chí, đồng bào ta. Khí tiết sáng ngời của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và ý chí quyết thắng của Ðảng bộ, quân, dân Cà Mau không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn là ngọn lửa thôi thúc tinh thần chiến đấu của quân, dân ta suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Kỷ niệm ngày truyền thống của tỉnh nhà, càng tự hào về thành quả mà Ðảng bộ, quân, dân tỉnh Cà Mau đạt được trong 81 năm qua, chúng ta càng trân trọng và tri ân công lao to lớn của những anh hùng, liệt sĩ, của các bậc tiền nhân và hàng vạn đồng bào đã đổ biết bao công sức, máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của quê hương Cà Mau yêu dấu. Ðể xứng đáng với truyền thống anh dũng của tỉnh nhà, mỗi người Cà Mau hôm nay hãy sống, học tập, lao động, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước. Hãy đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp, góp tài, góp sức cùng tô đậm thêm trang sử vẻ vang của miền đất cực Nam Tổ quốc./.

 

Huỳnh Châu

 

Ba ông già tuổi tỵ

Ðó là ba ông già cùng làm ở Xưởng Quân giới (XQG) Cà Mau thời kháng chiến chống Mỹ. Nói về XQG này thì những người cùng thời, tham gia kháng chiến ở Cà Mau, hầu như ai cũng biết. Họ hay gọi là xưởng ông Ba Thợ Rèn (thường gọi là Ba Lò Rèn), vì ông Ba Thợ Rèn (Nguyễn Trung Thành) là người chịu trách nhiệm lập xưởng (đầu năm 1960) và rất nổi tiếng với việc sản xuất đạn pháo lăn-xà-bom, được tuyên dương anh hùng ngay đợt đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ (năm 1965); xưởng cũng hai lần được tuyên dương anh hùng.

Đi B

Nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Thể nằm trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau. Gian trước dành một khoảng khiêm tốn làm phòng mạch, thỉnh thoảng có vài bệnh nhân quen tới khám. Kế trong là bàn tiếp khách. Khắp phòng treo khá nhiều tranh ảnh nghệ thuật. Một cây đàn trên giá. Khi không có bệnh nhân thì ông thường ôm đàn, phong cách rất nghệ sĩ, và ông cũng thích giao du với giới văn nghệ sĩ Cà Mau.

Những lá thư còn lại

Tự nhận mình có viết thư, biết cảm nhận cái nghĩa, cái tình qua những bức thư ấy, một thời là công cụ giao lưu tình cảm gia đình, đồng đội, bạn bè, có khi là cánh én báo hiệu tình yêu nảy nở. Còn vì một tiếc nuối khác, chiến tranh đã kết thúc 50 năm, sứ mệnh của những lá thư đó cũng đã chấm dứt vai trò cầu nối của mình, những lá thư còn được giữ lại như một kỷ vật quý báu, nếu được xếp ở một góc nhỏ trong bảo tàng, chỉ những chữ đề “Con gái thương yêu của mẹ"; "Anh Chín kính mến"; "Em thân yêu...” người xem dễ chạm vào xúc động, bâng khuâng.

Ăn Tết ở làng rừng

Tôi đang mở trường tư thục, dạy trên 150 học trò. Bí thư Chi bộ xã Lương Hoà là đồng chí Tư Tài, đem nghị quyết Tỉnh uỷ Bến Tre rút tôi về Ban Văn nghệ tỉnh. Chưa kịp thu xếp đi, thì má tôi (bà Hồ Thị Luỹ) ở Cà Mau qua tới. Má tôi chẻ trái chuối xiêm ra, đưa cho tôi lá thư ngắn của anh Hai Thống (Trần Hữu Vịnh, Bí thư xã Khánh Bình Tây, sau này là Phó bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kèm theo mấy lời chú Chín Thép, Uỷ viên Thường vụ xã (viết chung ý là “Đám giỗ làm lớn cúng ông bà, chú phải về quê nhà để cúng ông bà báo hiếu”).

Về địa chỉ đỏ...

Những ngày giáp Tết, lực lượng đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh Cà Mau có chuyến về nguồn thăm các di tích lịch sử tiêu biểu

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.