ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 07:17:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Báo Cà Mau Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.

Hồ sơ được số hoá và lưu trữ gọn gàng, dễ tìm kiếm tại Sở TN&MT, phục vụ cho công tác cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân, người dân nhanh gọn.

Ông Lê Quốc Hiếu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc TN&MT, thành viên Ban Chỉ đạo CÐS Sở TN&MT, cho biết: “Nhận thấy tầm quan trọng của CÐS, ngành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều công việc, giải pháp. Trong đó, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện CÐS, từng bước hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành trong các lĩnh vực của đơn vị”.

Theo Sở TN&MT, hiện nay đơn vị đã xây dựng được 7 CSDL quản lý chuyên ngành. Trong đó, có 3 CSDL về lĩnh vực đất đai (cơ sở dữ liệu địa chính (Vilis, VNPT-iLIS); hệ thống quản lý hợp đồng thuê đất; hệ thống quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất và giá đất); 2 hệ thống quản lý, thông tin dữ liệu về môi trường (Envim Cà Mau) và số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục (Envisoft) thuộc lĩnh vực môi trường; 1 hệ thống quản lý dữ liệu và cấp phép tài nguyên nước dưới đất thuộc lĩnh vực tài nguyên nước; 1 CSDL quản lý TN&MT biển và hải đảo.

Việc số hoá dữ liệu về đất đai để phục vụ người dân thực hiện TTHC trực tuyến ngày càng hoàn thiện.

“Ðây là 7 CSDL quản lý chuyên ngành quan trọng được xây dựng, tạo bước đi mới cho ngành, chuyển từ quản lý thủ công sang số hoá các quy trình, hồ sơ, thủ tục, góp phần đem lại sự thuận tiện, dễ dàng, chính xác, nhanh gọn trong việc khai thác thông tin; giúp công tác tham mưu, cung cấp thông tin cho việc quản lý Nhà nước được hiệu quả, rút ngắn thời gian trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)”, ông Hiếu đánh giá.

Nổi bật nhất là trên lĩnh vực đất đai, việc số hoá các dữ liệu về đất đai để phục vụ người dân thực hiện TTHC trực tuyến ngày càng hoàn thiện. Ðến nay đã hoàn thành CSDL địa chính của 7/9 huyện, thành phố (gồm 86/101 xã, phường, thị trấn). Còn lại CSDL địa chính của 2 huyện, Năm Căn và Ngọc Hiển (gồm 15 xã, thị trấn), đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

“Với CSDL địa chính này, thông tin về địa chính sẽ chuẩn xác, đầy đủ và dễ dàng quản lý hơn. Sau khi hoàn thành xây dựng CSDL về đất đai và được Bộ Công an, Bộ TN&MT triển khai, Sở TN&MT sẽ phối hợp Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai và rà soát giải pháp kết nối, quản lý thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất thông qua CSDL quốc gia về dân cư và ứng dụng VNeID”, ông Hiếu cho biết.

Ðặc biệt, Sở TN&MT đã chỉ đạo Trung tâm Kỹ thuật, số hoá, chỉnh lý toàn bộ hồ sơ lưu trữ, giúp việc cung cấp hồ sơ cho người dân nhanh chóng, thay vì mất từ 3-5 ngày như trước đây thì nay chỉ còn 30 phút đến 1/2 ngày.

Toàn bộ hồ sơ được chỉnh lý, số hoá và lưu trữ, giúp việc cung cấp hồ sơ cho người dân thay vì từ 3-5 ngày như trước đây thì nay chỉ còn 30 phút đến 1/2 ngày.

Ông Nguyễn Công Nhân, Phó giám đốc Văn phòng Ðăng ký đất đai tỉnh, cho hay: “Trên lĩnh vực đất đai, với nhiều phần mềm được ứng dụng, hiện nay người dân được cung cấp thông tin nhanh chóng, TTHC đất đai cũng được giảm bớt, nhờ liên thông với nhiều ngành, đơn vị, nhất là ngành thuế. Riêng đối với số hoá hồ sơ đất đai, sau khi tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, người dân đến giao dịch, Trung tâm Kỹ thuật sẽ tiến hành số hoá, scan, quét hồ sơ, ghi ký hiệu để lưu trữ dạng điện tử. Theo đó, mỗi hồ sơ đều có mã số cụ thể. Khi người dân yêu cầu cung cấp hồ sơ, chỉ cần đưa thông tin người dân, vị trí thửa đất sẽ được cung cấp ngay”.

Ông Nguyễn Công Nhân cho biết, số hoá bản đồ địa chính giúp cho việc quản lý đất đai và tra cứu thông tin đất đai một cách dễ dàng.

Quan trọng nhất là, để tương tác với doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên lĩnh vực TN&MT, Sở TN&MT đã xây dựng nhóm Zalo để trao đổi thông tin và Zalo dịch vụ cung cấp thông tin về lĩnh vực, giúp giải đáp cho người dân, doanh nghiệp những thắc mắc xung quanh quy trình thủ tục, không cần phải đến cơ quan Nhà nước để hướng dẫn.

Sở TN&MT còn chú trọng CÐS gắn với việc cải cách TTHC, từng bước nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tất cả 102 loại TTHC thuộc lĩnh vực TN&MT đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần (đạt 100%). Bên cạnh đó, trong năm 2023, nhờ công tác truyền thông, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nên tỷ lệ nộp TTHC xử lý trực tuyến rất cao, trên 80%. Tỷ lệ hài lòng của người dân sau xử lý THCH ngày càng được nâng cao.

 “Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục tham mưu thực hiện các dự án trọng tâm trong CÐS. Như triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý và chia sẻ dữ liệu ngành TN&MT, trong đó ưu tiên xây dựng CSDL nền địa lý tỉnh Cà Mau và xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cung cấp, khai thác thông tin, dữ liệu TN&MT tỉnh Cà Mau. Ðảm bảo nền tảng phục vụ CÐS của ngành, từ đó hướng tới mục tiêu đạt hiệu suất cao nhất trong công tác chuyên môn, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Hiếu nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.