ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 17:03:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tưởng nhớ và tri ân!

Báo Cà Mau Đất nước Việt Nam ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, lớp lớp các bậc tiền nhân đã hy sinh để khai phá, bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất bờ cõi, vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngược dòng lịch sử, để có Ðại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có không biết bao nhiêu người dân ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam nói chung, những người con Cà Mau nói riêng, đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trên mảnh đất Cà Mau, ở hầu hết các địa phương trong tỉnh xây dựng các di tích, bia ghi danh, đài tưởng niệm, nhà lưu niệm..., để tưởng nhớ, tri ân thế hệ cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Những công trình này mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Công trình di tích “Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt”, tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh. 

 

Toàn cảnh Khu Di tích Quốc gia Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng (xã Tân Hải, huyện Phú Tân), nơi ghi dấu tội ác tày trời của kẻ thù: 1.675 cán bộ và đồng bào ta đã bị bọn Bình Hưng - Hải Yến thảm sát.

 

Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh được xây dựng khang trang, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của Nhân dân Cà Mau, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

 

 Những đồng chí là nhân chứng sống, từng tham gia trận đánh Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là tại buổi họp mặt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà (1963-2023).

 

Bia kỷ niệm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau 20/10/1961 (tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân). Ðây là sự kiện nhằm tập hợp, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành sức mạnh chiến thắng giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Bia Chiến thắng Bến Dựa tại xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, ghi dấu trận đánh Bến Dựa diễn ra vào lúc 6 giờ sáng 19/3/1960, trên sông Cái Ngay.

 

Trong kháng chiến, giới văn nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, cùng với bộ đội và Nhân dân ta làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thuý Liễu, nhà quay phim nữ đầu tiên của Điện ảnh Tây Nam Bộ, viếng đồng đội anh hùng liệt sĩ tại Bia tưởng niệm Điện ảnh Nhiếp ảnh, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn).


Thế hệ trẻ Đầm Dơi tuyên thệ dưới chân Tượng đài Nữ liệt sĩ chiến hào - Anh hùng LLVTND Dương Thị Cẩm Vân, thể hiện quyết tâm xây dựng quê hương Đầm Dơi - Cà Mau ngày càng phát triển.
 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh toạ lạc tại ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, tỉnh Cà Mau, là một trong những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của cách mạng tỉnh Bạc Liêu (cũ) nói riêng và của cách mạng miền Nam Việt Nam nói chung trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Hình tượng Đức Quốc Tổ và Vua Hùng ở Cà Mau

Vua Hùng là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất cực Nam Tổ quốc, hình tượng Vua Hùng và Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân không chỉ được khắc ghi trong tâm khảm người dân Cà Mau mà còn hiện diện rõ nét qua nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng.

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).