ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:56:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuyên truyền, vận động bảo vệ tài nguyên biển

Báo Cà Mau Ngoài thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh nói chung, Ðồn Biên phòng Khánh Hội nói riêng còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân giao nộp kích điện, hiểu và không khai thác thuỷ, hải sản trái phép.

Trung tá Ðinh Văn Khén, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Khánh Hội, cho biết: "Ðơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân tự nguyện giao nộp bộ kích điện. Kêu gọi mọi người dân không tham gia, không mua bán, không sử dụng xung điện để đánh bắt, phát trên “Tiếng loa Biên phòng” và hệ thống truyền thanh của xã".

Ðơn vị còn cử nhiều tổ công tác bám địa bàn, đến từng hộ dân để phát thư kêu gọi, vận động bà con đến Trạm Kiểm soát Biên phòng nộp bộ kích điện. Mỗi hộ dân sau khi giao nộp sẽ viết cam kết không tái phạm, không bao che cho người khác vi phạm; đồng thời, được biểu dương trong các buổi họp dân do Ðồn Biên phòng phối hợp với địa phương tổ chức hằng tháng.

Ðồn Biên phòng Khánh Hội tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác thuỷ sản.

Ông Lý Văn Tùng, Ấp 4, xã Khánh Hội, chia sẻ: “Theo tôi nghĩ, dùng xung điện đánh bắt là sai, nhưng không phải cứ bắt giữ, xử phạt thì có thể xử lý triệt để, làm như vậy còn gây khó cho bà con. Vì thế, tôi rất ủng hộ cách làm của bộ đội biên phòng là tuyên truyền, vận động để bà con thấy được cái sai mà tự nguyện giao nộp bộ kích điện”.

Từ ngày 26/2 đến nay, qua công tác tuần tra, lực lượng Ðồn Biên phòng Khánh Hội phát hiện, lập hồ sơ xử lý hành chính 3 vụ/7 phương tiện khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt, với các hành vi vi phạm gồm: tàng trữ, sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản, khai thác thuỷ sản trong khu vực cấm. Trong đó, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 vụ/1 phương tiện; đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định 2 vụ/6 phương tiện.

Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường khai thác hải sản trọng điểm của cả nước, lưu lượng tàu cá hoạt động khai thác hải sản tương đối lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng lớn phương tiện khai thác thuỷ nội địa hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ với hình thức tận diệt, gây nguy hại đến nguồn tài nguyên biển, nhất là vào mùa sinh sản.

 Đại uý Tô Ngọc Quý, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Kinh Hội, Đồn Biên phòng Khánh Hội tiếp nhận giao nộp kích điện của ngư dân.

Theo Ðại tá Nguyễn Quang Hà, Phó chính uỷ BÐBP tỉnh, để ngăn chặn, hướng tới dần chấm dứt tình trạng dùng các công cụ, phương thức đánh bắt trái quy định của pháp luật trên khu vực biên giới biển, thời gian tới, BÐBP tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo khác có liên quan. Tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ phương tiện trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản, khai thác thuỷ sản trong khu vực cấm. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân, ngư dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thuỷ sản./.

 

Kim Cương - Lương Bình

 

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.

Tạo được sự lan toả tích cực trên địa bàn

Các hoạt động của Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” (Chương trình) năm 2024 đã được Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 triển khai thường xuyên, hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực và tạo được sự lan toả tích cực trên địa bàn, được cấp uỷ chính quyền, Nhân dân các địa phương và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2024

Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, mang giá trị chiến lược to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Kết quả hoạt động thời gian qua đã góp phần nâng nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam nói chung và vùng biển, đảo Tây Nam nói riêng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI), Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XIII) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”

Giữ vững an ninh trật tự thị trấn biển

Tại Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), thị trấn nằm bên bờ biển Tây, bên cạnh đảm bảo an ninh trật tự trên đất liền, những năm qua, Công an thị trấn Sông Ðốc luôn quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên vùng biển phía Tây Tổ quốc.

Giữ vững chủ quyền, bình yên biển đảo

Biển và hải đảo tỉnh Cà Mau có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, là cửa ngõ kết nối giữa vịnh Thái Lan với Thái Bình Dương, trung tâm đường hàng hải Ðông Bắc Á với Ấn Ðộ Dương... Từ cơ sở này, quan điểm phát triển được nêu trong Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, nhấn mạnh đến yếu tố lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, riêng biệt, lấy lợi thế về biển, đảo làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, toàn diện, đưa Cà Mau sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng và cả nước.

Nâng ý thức giữ gìn biển đảo

Bảo tàng tỉnh vừa kết hợp Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Phú Tân tổ chức trưng bày hình ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại xã Phú Tân. Ðến dự có lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và hơn 70 em học sinh Trường THCS Phú Tân.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Đây là thông điệp được khẳng định tại Hội nghị “Tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam năm 2024” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Tỉnh uỷ Khánh Hoà tổ chức ngày 31/10 tại thành phố Nha Trang, dành cho 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước.

Trường Sa! - Một lần tôi được đến...

Nghề báo giúp tôi được đi, được kết nối và trải nghiệm vô vàn điều mới mẻ. Không biết có phải do cái chất phù sa sông biển của quê hương Cà Mau đã ngấm sâu vào máu hay không, mà hễ khi được đi biển đảo, tôi luôn cảm thấy dồi dào năng lượng, tràn đầy phấn khích. Và rồi ao ước đi Trường Sa của tôi cũng thành hiện thực. Một lần chạm vào Trường Sa, cảm nhận về Trường Sa, suy tư về Trường Sa, với tôi quả là một nhân duyên may mắn, một kỷ niệm khó có thể nào phôi phai.

Luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/QUTW, ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 được đánh giá luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Xử phạt 79 triệu đồng tàu cá vi phạm quy định

Ông Nguyễn Phương Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Thiện Tính (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), là chủ tàu cá kiêm thuyền trửởng tàu cá CM-91911-TS về hành vi lưu giữ thiết bị giám sát tàu cá khi hoạt động trên biển.