ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 14:11:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung sức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Báo Cà Mau Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, huyện Ðầm Dơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá, tôm. Qua phát động, đã có nhiều người thực hiện việc giao nộp.

Ông Trịnh Văn Út, ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, có người con mua 2 bộ dụng cụ kích điện để khai thác thuỷ sản với giá gần 20 triệu đồng, sử dụng trong hơn 2 năm nay, bình quân mỗi tháng kiếm được vài triệu đồng. Con ông cũng vừa bị tịch thu 1 bộ kích điện. Thấy tác hại của hành vi gây ra, ông Út đã vận động con giao nộp bộ dụng cụ kích điện còn lại cho chính quyền địa phương. Ông Út bày tỏ: “Thấy được tác hại của việc dùng dụng cụ xiệt cá, tôm, nên tôi đã vận động con chủ động giao nộp cho chính quyền địa phương. Tôi mong muốn có được nguồn vốn hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề mới làm ăn hiệu quả hơn”.

Ông Tạ Vũ Lâm, ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt mua bộ dụng cụ kích điện trị giá gần 40 triệu đồng, sử dụng hơn 10 năm nay, mỗi đêm thu nhập từ 300-500 ngàn đồng, bình quân mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của địa phương, ông cũng đã tự nguyện giao nộp. Ông Lâm chia sẻ: “Sau khi được tuyên truyền vận động, tôi đã tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện, tôi hứa sẽ không thực hiện việc xiệt tôm, cá bằng xung điện”.

Cùng với 2 hộ trên, ấp Tân Thành cũng đã vận động 6 hộ trên địa bàn có bộ dụng cụ kích điện tự nguyện giao nộp và được Chủ tịch UBND xã khen thưởng.

Các bộ dụng cụ kích điện được người dân giao nộp cho xã Tân Duyệt.

Ông Huỳnh Thanh Lâm, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Tân Thành, cho biết: “Thời gian tới, ấp tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng các quy định; rà soát lại tất cả hộ dân xem ai còn, sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân giao nộp để được chính sách ưu đãi, chuyển đổi ngành nghề khác phù hợp để phát triển kinh tế”.

Qua rà soát, toàn xã Tân Duyệt có 28 hộ dân có bộ dụng cụ kích điện, qua tuyên truyền, vận động đã có 13 hộ tự nguyện giao nộp, xã sẽ tiếp tục vận động để tất cả tự nguyện giao nộp trong thời gian tới. “Dự kiến vào nửa tháng 3 chúng tôi sẽ hoàn thành vận động 28 hộ giao nộp. Ngoài ra, các dụng cụ còn lại làm ảnh hưởng đến tôm giống, cá giống và các loài thuỷ sản giống khác, sẽ vận động, tuyên truyền người dân tháo dỡ, giao nộp”, ông Nguyễn Văn Chiến, Bí thư Ðảng uỷ xã, cho biết.

Mới đây, Huyện uỷ Ðầm Dơi cũng ban hành công văn về việc xử lý dứt điểm khai thác nguồn lợi thuỷ sản mang tính tận diệt. Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Ðảng, quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhất là các quy định cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác thuỷ sản; vận động, khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn bán, sản xuất, tàng trữ, sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản; chủ động nắm tình hình, phân loại đối tượng để có biện pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân chấm dứt các hành vi vi phạm quy định về khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Nếu phát hiện người dân còn lưu giữ và sử dụng các loại hoá chất, công cụ khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt thì tiến hành các bước thu giữ, tịch thu, xử lý nghiêm theo quy định.

Chủ trương này được triển khai, quán triệt đến đảng viên và Nhân dân; quyết liệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện; xử lý dứt điểm, không để tồn tại khai thác nguồn lợi thuỷ sản mang tính tận diệt trong quý I/2024.

Tác hại từ việc sử dụng bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá là vô cùng lớn. Ðể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp thì rất cần sự tự giác của mỗi người dân. Cụ thể, tuyệt đối không sản xuất, buôn bán, sử dụng điện để khai thác thuỷ sản; đi đôi với khai thác, đánh bắt là phải bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.