ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 19:09:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

U Minh sâu nặng ân tình

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau nói chung, vùng đất U Minh nói riêng, trong những tháng năm chiến tranh, từng là căn cứ địa cách mạng của nhiều cơ quan, đơn vị. Dù dưới làn tên, mũi đạn, cuộc sống gian nan, nhưng đồng bào Cà Mau luôn dành cho cán bộ, chiến sĩ những tình cảm nồng cháy yêu thương, chan chứa tình quân dân. Bởi vậy, năm tháng đã đi qua, nhưng nhiều cán bộ, bộ đội vẫn mãi khắc ghi trong tâm khảm những nghĩa tình ấm áp, sâu sắc của quân và dân U Minh, Cà Mau. Tháng Tư lịch sử, nhiều người bùi ngùi thương nhớ đất U Minh.

…Tháng Tư lịch sử, tôi tìm đến nhà Ðại tá Bùi Lưu, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Hương (phường An Thới, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), nghe ông tâm sự: “Trong cuộc đời binh nghiệp, tôi đã hành, trú quân qua rất nhiều địa phương, vùng đất. Ở đâu, tôi và đồng đội cũng đón nhận biết bao tình cảm yêu thương, đùm bọc của đồng bào, sự sẻ chia, giúp đỡ của đồng đội. Song, với đất U Minh (Cà Mau), Nhân dân và cán bộ chính quyền nơi ấy, đã để lại trong tôi ơn sâu, nghĩa nặng. Ân tình của đồng bào U Minh không chỉ tiếp thêm ý chí chiến đấu, mà còn trang bị cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm quý báu khi hành, trú quân trên địa hình sông nước. Bởi vậy, chiêm ngẫm câu thơ “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở /Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” trong bài “Tiếng hát con tàu” của Nhà thơ Chế Lan Viên, tôi càng thấm thía tình đất, tình người U Minh. Tôi nhận thấy mảnh đất ta từng sống, như một người bạn tri kỷ, một quê hương thứ hai, khi đi xa, lưu luyến khôn nguôi, dường như tâm hồn mình đã lưu lại nơi đó”.

Chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 10 trong giờ huấn luyện.

Góp phần bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, Trung đoàn Sông Hương, thuộc Sư đoàn 5, được hình thành vào cuối năm 1945, tại tỉnh Quảng Trị, mảnh đất lắm nắng, nhiều mưa. Tại đây, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn, luôn nêu cao khí thế “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, lập nên nhiều chiến công vang dội khắp các chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa. Trong giai đoạn đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, Trung đoàn tham gia chiến đấu và lập nên chiến công oanh liệt tại các chiến trường Tây Nguyên và miền Ðông Nam Bộ. Những địa danh: Ðức Lập, Long Khánh, Khe Giao... mãi lưu truyền những trận đánh của Trung đoàn Sông Hương.

Nhằm chặn đứng và bẻ gãy Chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, năm 1970, Trung đoàn Sông Hương nhận lệnh của Chỉ huy Miền hành quân về đất U Minh. Rời chiến trường miền Ðông “gian lao mà anh dũng”, Trung đoàn băng qua bao sông sâu, núi cao, với hàng ngàn cây số, từ miền Ðông đất đỏ, qua các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang. Trên đường hành quân, đơn vị liên tiếp gặp phải quân giặc. Vừa đi, vừa chiến đấu, trận địa nào Trung đoàn cũng làm cho quân địch tổn thất nặng nề, tiêu hao nhiều vũ khí và sinh lực. Cứ thế, ròng rã hơn 4 tháng trời, đến cuối tháng 4/1970, các đơn vị thuộc Trung đoàn Sông Hương lần lượt chạm chân đến vùng đất tràm xanh, nước đỏ U Minh. Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn trú quân tại một số xã thuộc huyện Trần Văn Thời, như Khánh Bình Ðông, Khánh Bình Tây (giai đọan 1970, huyện Trần Văn Thời chưa chia tách, rừng tràm U Minh rộng lớn).

Ðón đơn vị vũ trang thuộc Chỉ huy Miền đầu tiên về chiến đấu trên đất U Minh, cán bộ, chính quyền, quân và dân Cà Mau vui mừng khôn xiết, mọi người thầm hiểu và cảm ơn Bác Hồ, Trung ương Ðảng đang tiếp lửa cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ, giải phóng quê hương, thống nhất non sông.

Trước đó, Quân khu 9 đã xây dựng lực lượng, cung cấp lương thực, trang bị phương tiện, vũ khí, tiếp sức để Trung đoàn Sông Hương (phiên hiệu là D10, nên nhiều người thường gọi với cái tên D10) đủ điều kiện chiến đấu. Về phía trung đoàn, ngay sau khi ổn định đội hình, đã giáng cho kẻ thù những đòn chí mạng. Trận mở màn, trung đoàn tiêu diệt Chi khu Giá Ngựa và đồn Cồi thuộc huyện Trần Văn Thời, làm cho quân địch bạt vía, kinh hồn.

Sau đó, các đồn bót như: Ông Tự, Vàm Ðình, Chi khu Rau Dừa, Chi khu Rạch Ráng thuộc các huyện  Cái Nước, Trần Văn Thời, các đồn ở huyện Giòng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) lần lượt bị triệt hạ. Trung đoàn phối hợp cùng lực lượng du kích gỡ, bóc từng mảng đồn bốt giặc, tiêu diệt lực lượng bảo an, phòng vệ trên tuyến lộ Ba Ðình - Vĩnh Tuy, mở ra vùng giải phóng rộng lớn ở U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Những chiến công của Trung đoàn D10, như hoa mùa xuân nở rộ, làm nức lòng Nhân dân Cà Mau. Ðại tá Ðàm Thuỷ Nguyên, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7, D10, nhớ lại: “Tình cảm yêu thương bộ đội của bà con vùng căn cứ Cà Mau đáng quý lắm. Hồi đó, sáng sáng bà con ở gần các đồn chèo xuồng bồng bế nhau ra vùng đệm tránh bom đạn, đều dặn dò trong nhà, trong vườn có gì, mấy con cứ tự nhiên dùng; ăn no, có sức khoẻ để đánh giặc nghen tụi bây! Chiều về, thấy đồn bốt giặc bị triệt phá, quân địch tháo chạy, các má, các ba vui mừng đưa lương thực đến tiếp tế, rồi ôm chầm lấy bộ đội khen ngợi Bộ đội Cụ Hồ đánh giặc giỏi quá, hay quá”.

2 năm sống giữa lòng dân U Minh, càng chiến đấu càng hăng say, trận đánh nào bộ đội Trung đoàn D10 cũng lập nên chiến công hiển hách, khiến quân giặc hoảng sợ. Phát huy tư tưởng chỉ đạo và chiến thuật chiến đấu của bộ đội đặc công “Nở hoa trong lòng địch”, các tiểu đoàn trực thuộc của Trung đoàn D10 đã diệt gọn nhiều đồn giặc, như Ðất Cháy (Phong Lạc, Trần Văn Thời), Xẻo Tre (Cái Nước), rồi Bà Thầy, Nổng Cạn thuộc tỉnh Cà Mau. Trung đoàn đã  đánh quỵ Sư đoàn 21 của nguỵ, góp phần phá vỡ và đẩy lùi các chiến dịch “Nhỏ cỏ U Minh”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, nguỵ.

Tiếng lành đồn xa, trước những chiến công vẻ vang của bộ đội D10, những năm 1971-1972 và sau này, rất nhiều con em Cà Mau tình nguyện tòng quân vào D10 chiến đấu. Ðại uý Lê Văn Kiệm, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát Trung đoàn Sông Hương - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nhớ lại: “Lúc đó tôi mới 18 tuổi, tham gia du kích địa phương, nghe các anh, các chú kể chiến thuật, chiến công của bộ đội D10 quá giỏi, tôi mê lắm. Biết tin đơn vị tổ chức thêm đại đội, tôi liền tòng quân vào đơn vị chủ lực, có lẽ là đơn vị vũ trang duy nhất vào thời điểm ấy".

Chỉ sau 1 tháng tuyển quân, D10 đã có 100 quân nhân nữ tình nguyện phục vụ quân đội. Nữ Ðại uý Nguyễn Thị Hồng Nga, nguyên cán bộ quân y của trung đoàn, kể: “Ba đi tập kết chưa về, tôi luôn nhớ ba, mong muốn công tác ở đơn vị có bộ đội người miền Bắc để tìm hiểu cuộc sống của bà con ngoài ấy, nên tôi xin chuyển công tác từ một đơn vị y tế địa phương về D10”.

Chiến sĩ Trung đoàn 10 trên thao trường.

Nhiều, nhiều lắm những câu chuyện đẹp, những nghĩa tình thân thương sâu lắng trong lòng Nhân dân Cà Mau dành cho Trung đoàn Sông Hương. Trong đó, không ít mối nhân duyên nồng thắm của anh bộ đội D10 tác thành với cô gái Cà Mau.

Ðền đáp, tri ân, tình cảm của quân và dân Cà Mau, bộ đội D10 luôn nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, liên tiếp giành chiến thắng. Rời chiến trường Cà Mau, bước chân của bộ đội D10 tiếp tục hành quân và chiến đấu tại các chiến trường Chương Thiện, Long Mỹ (Hậu Giang), lộ Vòng Cung (Cần Thơ), góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ghi nhận những chiến công và thành tích của đơn vị, tháng 9/1973, trung đoàn và 2 đơn vị, gồm Ðại đội 3 và Tiểu đoàn 7, được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Ðáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng chủ lực phục vụ chiến đấu, tháng 8/1974, Quân khu 9 thành lập Sư đoàn bộ binh 4, sư đoàn chủ lực đầu tiên của miền Tây Nam Bộ, gồm 3 trung đoàn, trong đó có Trung đoàn bộ binh 10. Tại đây, đơn vị được Quân khu giao nhiệm vụ cải tạo, khai hoang vùng tứ giác Long Xuyên. Sau đó, tham gia đánh đuổi giặc Pôn Pốt trên chiến trường biên giới Tây Nam.

Ngày nay, Trung đoàn bộ binh 10 được Quân khu giao nhiệm vụ tiếp nhận, huấn luyện chiến sĩ mới và sẵn sàng chiến đấu. Mùa nhận quân năm 2021, Trung đoàn tiếp nhận hơn 270 chiến sĩ, trong đó, có hơn 70 chiến sĩ con em Cà Mau. Theo Thượng tá Nguyễn Trung Sơn, Chính uỷ Trung đoàn bộ binh 10, tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang của Trung đoàn anh hùng, cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện. Do vậy, trung đoàn liên tục hoàn thành nhiệm vụ, năm 2020, đơn vị đạt danh hiệu "Ðơn vị vững mạnh toàn diện”./.

 

Hồ Trúc Ðiệp

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".

Thăm địa chỉ đỏ

Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.