ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:31:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong ngân hàng

Báo Cà Mau Những năm gần đây, công nghệ sinh trắc học, đặc biệt là dấu vân tay và khuôn mặt, đã trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành ngân hàng. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích tích cực, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, tăng cường bảo mật và tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng.

Trải nghiệm mới tiện ích cho khách hàng

“Những lúc đang chạy xe đi công tác trên đường, muốn sử dụng ngân hàng trực tuyến (banking) chuyển tiền hay nạp điện thoại, tôi rất thích sử dụng vân tay. Trước đó, khi chưa dùng vân tay, mỗi lần mở ứng dụng ngân hàng thì phải nhập mật khẩu rất phiền, với lại mình dùng nhiều ngân hàng nên rất hay lẫn lộn mật khẩu của ngân hàng này qua ngân hàng kia. Còn giờ, dùng vân tay rất tiện", anh Võ Khánh Duy, Phường 7, TP Cà Mau, chia sẻ.

Xác thực sinh trắc học giúp đơn giản hoá quy trình, rút ngắn thời gian giao dịch và giảm bớt các thủ tục giấy tờ. Anh Bùi Minh Trí, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, cho hay: “Ngoài sử dụng dấu vân tay, giờ đây tôi đăng nhập vào banking bằng khuôn mặt của mình luôn mà không cần phải nhớ mật khẩu. So với việc xác thực bằng mã PIN, OTP thì việc sử dụng dấu vân tay hoặc khuôn mặt giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhiều”.

Hiện nay, nhiều ngân hàng tại Cà Mau đã triển khai ứng dụng dấu vân tay, khuôn mặt trong các dịch vụ ngân hàng số. Cụ thể, VPBank đã triển khai tính năng xác thực giao dịch bằng sinh trắc học (Biometrics) trên ứng dụng ngân hàng điện tử VPBank NEO; tính năng này sử dụng dữ liệu sinh trắc học của khách hàng, bao gồm khuôn mặt hoặc vân tay, để xác minh danh tính và cấp quyền thực hiện giao dịch. Sacombank cũng chú trọng nâng cao yếu tố an toàn bảo mật với các công nghệ đăng nhập/xác thực giao dịch tiên tiến như: cảm biến vân tay, nhận diện khuôn mặt, smart OTP, mSign... giúp giao dịch nhanh chóng, khách hàng an tâm khi trải nghiệm dịch vụ. Techcombank đã triển khai tính năng xác thực giao dịch bằng vân tay trên ứng dụng ngân hàng số TCB Digibank... Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng đang triển khai hoặc có kế hoạch triển khai ứng dụng dấu vân tay, khuôn mặt trong thời gian tới.

Chỉ cần mở ứng dụng ngân hàng bấm vào đăng nhập, đưa khuôn mặt vào, sau 1 - 2 giây hệ thông quét là ứng dụng được mở ngay lập tức.

 

Theo anh Lê Quán Thượng, Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Chi nhánh Cà Mau: “Phương thức xác thực này mang lại độ bảo mật cao nhất hiện nay, hạn chế tối đa khả năng làm giả. Sinh trắc học là đặc điểm nhận dạng duy nhất của mỗi người, không thể bị sao chép hay làm giả như mật khẩu, mã PIN, OTP. Với tính năng mới này, khách hàng VPBank có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, thanh toán QRPay và nạp tiền điện thoại di động/nạp data trong và liên ngân hàng. Ðây không phải lần đầu tiên VPBank triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong vận hành ngân hàng. Trước đó, VPBank đã áp dụng xác thực khách hàng bằng giọng nói, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm khách hàng”.

Tăng cường bảo mật

Hiện nay, công nghệ sinh trắc học có thể được sử dụng để tự động hoá quy trình mở tài khoản, phát hành thẻ tín dụng và rút tiền mặt. Giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng thông tin cá nhân và tài khoản của mình được bảo vệ an toàn bởi công nghệ sinh trắc học.

Nhân viên Sacombank Cà Mau hướng dẫn khách hàng đăng ký dùng khuôn mặt để đăng nhập ngân hàng số.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các phương pháp xác thực sinh trắc học có thể giúp giảm thiểu gian lận tài chính lên đến 90%. Dữ liệu sinh trắc học khó sao chép hơn mật khẩu truyền thống, khiến nó trở thành công cụ ngăn chặn mạnh mẽ chống lại hành vi trộm cắp danh tính và tấn công mạng.

Chị Lê Mỹ Phương Uyên, Tổ trưởng Tổ sản phẩm dịch vụ VietinBank Chi nhánh Cà Mau, cho biết: “Công nghệ sinh trắc học được đánh giá là một trong những phương thức bảo mật mạnh mẽ nhất hiện nay. Cụ thể, khi khách hàng sử dụng dấu vân tay hoặc khuôn mặt để đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng số, hệ thống sẽ quét và so sánh dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu dữ liệu khớp nhau, khách hàng sẽ được xác thực và có thể thực hiện các giao dịch”.

Có thể nói, công nghệ sinh trắc học mang lại nhiều lợi ích tích cực cho ngành ngân hàng, giúp ngành ngân hàng phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả và tiện lợi hơn cho khách hàng. Áp dụng dấu vân tay, khuôn mặt trong ngân hàng là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ này mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao an ninh, bảo mật, tiện lợi và trải nghiệm khách hàng./.

 

Việt Mỹ

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.