ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 04:51:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục chưa đồng bộ

Báo Cà Mau (CMO) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục chưa đồng bộ, còn gặp nhiều khó khăn là vấn đề được chỉ ra tại hội nghị tổng kết công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và dạy học năm học 2018-2019 diễn ra vào chiều 12/8.

Cô và trò trường Tiểu học 1 thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân sử dụng bảng học thông minh.

CNTT được xác định là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục Cà Mau.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc sở GD&ĐT thông tin, nguồn nhân lực ứng dụng CNTT ở các cấp học, bậc học không đồng đều cả về số lượng và chất lượng, thấp nhất là ở bậc học mầm non. Cá biệt có nơi không có người phụ trách, mặc dù 100% các đơn vị trường học có máy tính kết nối internet. 

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục đã được hầu hết các đơn vị áp dụng với những phần mềm giáo dục chuyên biệt. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn chưa sử dụng các phần mềm cho hoạt động quản lý, hoặc chưa đồng bộ, chưa thống nhất dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành còn vướng.

Đến thời điểm hiện tại, tình hình thực hiện chuyển đổi sổ sách truyền thống sang sổ sách điện tử của các địa phương vẫn còn chậm và không đồng đều. Đặc biệt, một số địa phương được đánh giá là vùng khó khăn như Ngọc Hiển, Cái Nước lại thực hiện rất tốt, trong khi đó những đơn vị có điều kiện thuận lợi như TP. Cà Mau lại khá chậm. 

Với việc ứng dụng CNTT vào dạy và học, giờ học của giáo viên và học sinh trở nên sinh động, đặc biệt là hỗ trợ cho những bộ môn khoa học cơ bản, năng khiếu và kỹ năng. CNTT cũng đã giúp các đơn vị trường học kết nối, quản lý, tạo được sự tin cậy giữa nhà trường – học sinh và gia đình. Nhiều sân chơi, cuộc thi trong giáo dục cũng đã nở rộ với sự kết nối và cộng hưởng của CNTT.

Bà Trương Thanh Thoảng, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời cho biết, một số nơi cáp internet chưa thể kéo tới nên rất khó để kết nối và ứng dụng CNTT. Đặc biệt, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa chịu cập nhật, thay đổi thói quen, tư duy về ứng dụng CNTT, coi nhẹ vấn đề này nên chuyển biến rất chậm. Ngành giáo dục Cà Mau nên sớm đưa ra những mô hình, cách làm hay để các địa phương áp dụng.

Ông Đỗ Thanh Tâm, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Ngọc Hiển cho biết, huyện đã nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trường học ứng dụng CNTT vào dạy và học. Ứng dụng CNTT là giải pháp tối ưu và là điểm đột phá để đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với những trường học thuộc vùng nông thôn khó khăn, việc đưa CNTT vào trường học đã mang lại  luồng sinh khí mới mẻ, sôi nổi và tạo không khí phấn đấu, thi đua rộng khắp. 

Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn nhất của Ngọc Hiển là cơ sở vật chất cho CNTT. Hệ thống máy móc trang bị cho các đơn vị trường học đã lâu, lạc hậu, xuống cấp đồng loạt. Dù rất nỗ lực, song vẫn không đảm bảo được nhu cầu thực tế. Kinh phí dành cho ứng dụng CNTT vào giáo dục là chưa tương xứng, chưa tạo được những cú hích thật sự.

Ông Thi Văn Trí, Hiệu trưởng trường THPT Lý Văn Lâm cho biết: “Cả trường chỉ có 6 máy tính sửa đi sửa lại để dành cho 2.300 học sinh, trong khi đó thì người phụ trách thì không có”. Ông Trí cũng cho biết, thời gian tới nhà trường sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn để khắc phục hạn chế này, tuy nhiên cũng cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của ngành giáo dục.

Hầu hết các địa phương và các đơn vị trường học còn lại cũng nêu những khó khăn tương tự. Phần lớn các địa phương đều có tỷ lệ và tốc độ ứng dụng CNTT chưa đạt yêu cầu. 

Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân, Giám đốc sở GD&ĐT thẳng thắn chỉ ra: “Việc ứng dụng CNTT còn chậm, chưa đồng bộ có nguyên nhân sâu xa là nhận thức của cán bộ, giáo viên và các đơn vị trường học. Dù điều kiện hiện tại của ngành giáo dục Cà Mau là còn nhiều khó khăn, mỗi nơi mỗi khác, song quan trọng nhất là sự chủ động, là sự mạnh dạn thay đổi thói quen, tư duy của từng cá nhân, đơn vị”. 

Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân lưu ý, việc ứng dụng CNTT cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, phải đưa vào nội dung hoạt động rất cụ thể của toàn ngành giáo dục, coi đây là điều kiện, là tiền đề để phát triển giáo dục.

Quốc Rin

Vững vàng nơi trường thi đặc biệt

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đón 229 thí sinh tự do dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Tuy không náo nhiệt như các điểm thi dành cho học sinh lớp 12, nhưng lại mang một không khí chững chạc, bình tĩnh và đầy quyết tâm của những người trở lại trường thi với quyết tâm chinh phục giấc mơ tri thức.

Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau

Chiều 25/6, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau, TP Cà Mau. Cùng đi có Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân.

Huỳnh Gia Hân và thư gửi “con cháu” của Trái đất

Với tinh thần ham học hỏi cùng sự nỗ lực không ngừng, em Huỳnh Gia Hân, Lớp 7A, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, là học sinh duy nhất của tỉnh Cà Mau đoạt giải Khơi nguồn ý tưởng Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025, do Liên minh Bưu chính Thế giới - UPU tổ chức.

Giữ trẻ dịp hè

Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP Cà Mau duy trì hoạt động giữ trẻ dịp hè, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, nhất là khu vực đô thị.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chiều nay (18/6), Uỷ viên Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hoàn tất chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi đặt tại huyện Năm Căn có tổng số 839 thí sinh dự thi của 2 huyện, gồm các trường: Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) 515 thí sinh, Trường THPT Viên An (huyện Ngọc Hiển) 145 thí sinh và Trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển) 179 thí sinh. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo, đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Để nắm tình hình và chỉ đạo kịp thời về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, từ ngày 10-13/6, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau năm 2025 tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại các điểm thi trên địa bàn tỉnh.

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức bắt đầu, học sinh khối 12 trên địa bàn huyện Cái Nước đang tích cực ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.

Giáo dục mầm non - Trường học xanh - an toàn - hạnh phúc

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cà Mau đang thực hiện nhiều kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn, nâng chất bậc học này.