ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 13:15:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền bầu cử

Báo Cà Mau (CMO) Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã cận kề. Tỉnh Cà Mau đã sẵn sàng mọi điều kiện để cử tri thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử lần này có nhiều điểm nhấn đáng chú ý.

Bên cạnh các phương thức truyền thống thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, các đội tuyên truyền lưu động, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã, các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động...thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng không gian mạng internet đang tạo ra sức lan tỏa không khí sôi nổi, tích cực để cả nước hướng về ngày hội lớn.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền về cuộc bầu cử là một trong những phương thức hết sức hữu hiệu, phù hợp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trang thông tin Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau đăng tải tiểu sử tóm tắt của ứng viên đại biểu HĐND tỉnh, ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Cà Mau qua zalo, Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Tiến cho biết: “Có thể khẳng định, chưa bao giờ việc ứng dụng công nghệ thông tin lại được áp dụng một cách bài bản, đồng bộ, sôi động và tạo được sức lan tỏa lớn như đợt tuyên truyền bầu cử nhiệm kỳ này. Mọi người, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet sẽ nhận được các thông tin chính thống, cập nhật về cuộc bầu cử”.

Thông tin chính thống về cuộc bầu cử đã được các mạng xã hội như zalo, facebook chuyển tải một cách nhanh chóng, rộng rãi trong xã hội. Đặc biệt là các thông tin về ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV và ứng viên đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 20201-2026 đã được đăng tải, chia sẻ và tạo được sự tương tác của cộng đồng mạng.

Theo ông Tiến, trên nền tảng mạng xã hội, từ các nguồn chính thống, mọi người đều có thể tiếp cận thông tin về cuộc bầu cử thuận lợi, nhanh chóng, vừa đảm bảo thực hiện thông điệp 5K trong phòng chống đại dịch Covid-19. Cử tri có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của các ứng viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Hình thức tuyên truyền này đặc biệt phù hợp với đối tượng cử tri trẻ tuổi. Một ưu điểm không thể phủ nhận của hình thức tuyên truyền này là “vừa nhanh, vừa thuận tiện, tiết kiệm chi phí và đặc biệt có khả năng lan truyền không giới hạn”. Kể cả những người sử dụng điện thoại bình thường, không có kết nối internet vẫn nhận được các tin nhắn từ Hội đồng bầu cử quốc gia cập nhật các thông tin liên quan đến cuộc bầu cử.

Việc ứng dụng linh hoạt công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền bầu cử được thực hiện đồng loạt, bài bản từ Hội đồng bầu cử quốc gia đến Ủy ban bầu cử các cấp, của các cơ quan, đơn vị, tập thể và cá nhân thông qua các trang thông tin điện tử chính thống cho đến mạng xã hội...Chính vì thế sức lan tỏa của thông tin là hết sức mạnh mẽ, hiệu quả.

Ông Tiến phân tích: “Cùng với các hình thức tuyên truyền truyền thống trước đây, công nghệ thông tin đã thổi luồng gió mới, cho thấy xu hướng tuyên truyền mới đối với các sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Tuy nhiên, ông Tiến cũng lưu ý: “Tuyên truyền bầu cử, các thông tin về cuộc bầu cử cần phải chính thống, tin cậy, chính xác. Phải hết sức cảnh giác với những thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá cuộc bầu cử. Trên môi trường mạng xã hội luôn tồn tại các thông tin xấu độc mà mỗi người cần phải đề cao cảnh giác”.

Các hoạt động chống phá cuộc bầu cử của thế lực thù địch là hết sức tinh vi, đặc biệt là việc lợi dụng môi trường mạng xã hội để thực hiện các mưu đồ đen tối phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta. Vì vậy, bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức, kiến thức, bản lĩnh và kỹ năng ứng xử phù hợp trên môi trường mạng xã hội và khi tiếp nhận các thông tin thông qua công nghệ thông tin.

Khuyến cáo của ông Tiến là mỗi người nên cân nhắc lựa chọn đăng tải, chia sẻ những thông tin về cuộc bầu cử được phát từ nguồn chính thống, có độ tin cậy. Thông thái, văn hóa và văn minh khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, lan tỏa các thông tin về cuộc bầu cử là góp phần vào thắng lợi chung cho ngày hội lớn của toàn dân. Việc sử dụng mạng xã hội, các tài khoản cá nhân cần phải tỉnh táo, cảnh giác, đừng vì sự thiếu hiểu biết, tâm lý đám đông hoặc vụ lợi cá nhân mà có thể vi phạm pháp luật.

Và một thông điệp quan trọng khác mà ông Tiến gởi gắm: Tất cả cử tri Cà Mau hãy đi bầu cử vào ngày 23/5/2021 để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với đất nước, sáng suốt lựa chọn ra những người đủ đức, đủ tài để bầu vào cơ quan quyền lực tối cao Nhà nước là Quốc hội khóa XV và cơ quan quyền lực Nhà nước địa phương là HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.

Phạm Quốc Rin

 

 

Liên kết hữu ích

Sắt son với “Mười lời thề danh dự”

Gần 80 năm qua, kể từ ngày thành lập, “Mười lời thề danh dự” của quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đồng hành cùng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân nói chung và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Cà Mau nói riêng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, mười điều tâm nguyện thiêng liêng đó tiếp tục là niềm tự hào, là mục tiêu, lý tưởng để LLVT tỉnh phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Ðợt tuyên truyền, giáo dục chính trị sâu sắc

2024 là năm thứ 3 Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Kết quả cuộc thi không chỉ dừng lại ở các giải thưởng mà quan trọng hơn là giá trị tuyên truyền, giáo dục và ý nghĩa chính trị sâu sắc của cuộc thi này mang lại, như là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng rộng khắp, thiết thực, hiệu quả.

Ðổi mới phương thức giáo dục lý luận chính trị

Lợi dụng tình hình Ðảng ta đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, các thế lực thù địch lợi dụng Internet, các trang mạng xã hội như: Facebook, YouTube, TikTok... để đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc chống phá Ðảng, Nhà nước ta. Trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đòi hỏi Ðảng phải đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân góp phần bảo vệ Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kể từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII ra đời, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn nêu cao quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp và cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò của mình, ra sức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trước mọi sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch.

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Nhớ những lời nói tâm đắc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng tận hiến của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói vô cùng sâu sắc, nhân văn, mang tầm thời đại về công tác xây dựng Ðảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, nhất là về xây dựng đạo đức người cán bộ, đảng viên, vì lý tưởng cao đẹp của Ðảng.

Sách lý luận chính trị bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Sách lý luận chính trị được ví như cẩm nang của cán bộ, đảng viên, chuyên cung cấp hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, kết quả hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn chính trị qua từng giai đoạn lịch sử, có tính kế thừa và phát triển. Sách lý luận chính trị rất “kén” người đọc, bởi nội dung còn khô khan. Song, giá trị của sách lý luận chính trị vô cùng to lớn, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Phụ nữ khẳng định tầm quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Phụ nữ có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Vì phụ nữ vừa là lực lượng trực tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, vừa là đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm tới hòng thực hiện âm mưu chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta. Ðể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng phải đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Ðảng viên lan toả thông tin tích cực

Với phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, việc thường xuyên chia sẻ, lan toả thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội của đội ngũ đảng viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng hiện nay.

Báo chí khẳng định vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng - Bài cuối: Xứng đáng hơn nữa trên mặt trận tư tưởng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là công việc của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí. Nhận thức được trọng trách là công cụ đắc lực, vũ khí sắc bén của Ðảng trên mặt trận tư tưởng, các cơ quan báo chí cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực; khắc phục những hạn chế, khó khăn; đề ra và thực hiện những giải pháp tối ưu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong tình hình mới.