ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 07:12:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long: Huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau

Với quyết tâm giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác này. Qua đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chăm lo cho các hộ nghèo và cận nghèo.

Huyện đoàn Phước Long tổ chức Chương trình Xuân yêu thương dành cho hộ nghèo và cận nghèo.

ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII về tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo. Từ đó, tạo sự đồng thuận của xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái và tương trợ nhau theo phương châm “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Với ý nghĩa đó, thời gian qua, MTTQ  các cấp trong huyện đã đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp tập trung tuyên truyền, vận động, huy động nhiều nguồn lực và sự đóng góp của cộng đồng, góp phần thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững hằng năm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, biểu dương những tấm gương có ý thức vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó cũng nghiêm khắc phê bình những hộ nghèo, cận nghèo thường hay trông chờ, ỷ lại vào giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Mặt khác, tổ chức truyền thông, giáo dục ý thức tự giác vươn lên thoát nghèo và tạo điều kiện cho hộ nghèo tham gia học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và khả năng tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nhằm tìm được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Cùng với việc tăng cường giáo dục làm chuyển biến nhận thức và hành động cho hộ nghèo, cận nghèo thì MTTQ các cấp trong huyện còn tổ chức tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực từ tỉnh đến cơ sở chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo; lồng ghép các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đóng góp, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo… Tính từ năm 2023 đến nay, MTTQ các cấp của huyện đã vận động giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng hơn 170 căn nhà đại đoàn kết và nhà tình thương, 22 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 21 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, hộ bị thiên tai, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng giá trị gần 9,7 tỷ đồng; vận động cơ quan, đơn vị các ngành tỉnh và huyện nhận giúp đỡ 213 hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Hộ nghèo huyện Phước Long vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết việc làm từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Ảnh: K.T

TẬP TRUNG NÂNG CAO THU NHẬP

Song song với tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, MTTQ các cấp trong huyện còn chủ động nghiên cứu đề ra các giải pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững, gắn với thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Cụ thể, phối hợp với các ngành, địa phương giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và dạy nghề cho lao động nông thôn, tiến hành trao vốn, hỗ trợ phương tiện sinh kế, tặng nhà tình thương… Đặc biệt là phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội để đầu tư cho sản xuất, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở, làm hố xí hợp vệ sinh… theo các tiêu chí thiếu hụt của hộ nghèo từ kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo hằng năm. Lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, chính sách giúp đỡ hộ nghèo để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trong đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là những dự án, chương trình tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động, nhất là lao động nghèo.

Ngoài ra, MTTQ các cấp còn tích cực phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người già neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em gắn với lồng ghép thực hiện có hiệu quả của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội ở nông thôn góp phần xây dựng khóm, ấp an toàn về an ninh trật tự và không có tệ nạn xã hội…

Ngoài ra, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở còn tăng cường phối hợp, phát động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động chung tay vì người nghèo và kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có mô hình mới, cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong các phong trào thi đua giúp đỡ hộ nghèo và cận nghèo.

VÕ TUYẾT

Để giảm nghèo bền vững, huyện Phước Long đã triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1 (Dự án 4 phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững). Mục đích của dự án này nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Qua đó, tập trung phát triển nguồn lực lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm phát triển - kinh tế xã hội hiệu quả và bền vững gắn với tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nghề và đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tập trung đào tạo nghề cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gắn với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo đó, dự án yêu cầu cần tập trung đào tạo nghề để nâng cao giá trị cho các nhóm sản phẩm chủ lực của huyện, nhóm chủ lực của các xã, thị trấn gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Tập trung đào tạo phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh và có nhu cầu lớn, ổn định phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đào tạo nghề nhằm nâng cao năng lực lao động sản xuất và tạo việc làm cho người nghèo, qua đó góp phần trong công tác giảm nghèo của huyện…

Đối tượng tham gia dự án này gồm: người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) và người lao động có thu nhập thấp; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo, cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan…

Theo kế hoạch, năm 2024,   huyện Phước Long sẽ mở 23 lớp đào tạo nghề từ dự án này với số lượng hơn 580 học viên với ngành nghề đào tạo chủ yếu là nông nghiệp và phi nông nghiệp.

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.